Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Nguyễn Lê Duy
Nóng trong người nhiệt miệng là tình trạng không hiếm gặp, ai cũng gặp một lần trong đời. Bệnh gây ra khá nhiều phiền toái cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân, cách phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào hiệu quả?
1. Nguyên nhân nóng trong người nhiệt miệng
Nóng trong người nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1.1. Thiếu vitamin, thiếu chất
Thiếu vitamin B2, B3, B12, C cũng là nguyên nhân gây nóng trong người nhiệt miệng ở nhiều người. Đặc biệt là vitamin B2 bởi đây là chất quan trọng, tham gia vào quá trình hồi phục các mô của cơ thể. Do đó, nếu cơ thể thiếu loại vitamin này sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm lợi, nhiệt miệng.
1.2. Do các bệnh về răng miệng
Một số vấn đề về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… không được điều trị sẽ khiến vi khuẩn tấn công mô mềm bên trong khoang miệng, tạo thành nhiệt miệng.
1.3. Niêm mạc miệng bị tổn thương
Trong một số trường hợp, đánh răng quá mạnh chà xát mô mềm khoang miệng hoặc cắn vào khi ăn, đồ ăn quá nóng,… cũng tạo điều kiện cho nhiệt miệng xảy ra.
1.4. Nguyên nhân gây nhiệt miệng theo Y học cổ truyền
Theo lý luận Y học phương Đông, cơ thể con người có 2 loại khí là trọc khí (khí độc) và thanh khí (khí tốt). Người bình thường khỏe mạnh thì trọc khí đi xuống được đào thải qua đường trung tiện (đánh hơi), thanh khí đi nuôi cơ thể. Bệnh nhiệt lưỡi là do trọc khí đi lên (bốc ngược lên) gây ra. Do vậy, cách chữa nhiệt lưỡi từ gốc đó là đưa trọc khí đi xuống để đào thải ra ngoài.
Tình trạng nhiệt miệng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
2. Nóng trong người nhiệt miệng nên ăn gì?
Có nhiều cách để khắc phục tình trạng nhiệt miệng nóng trong người. Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.
2.1. Thức ăn chế biến mềm, ít gia vị và dễ nuốt
Các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, ít gia vị sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác đau xót khi ăn uống. Một số loại thức ăn như cháo, súp dinh dưỡng, các loại canh rau luộc,… rất tốt trong quá trình điều trị nhiệt miệng do nóng trong.
2.2. Các loại thực phẩm làm mát cơ thể
- Sữa chua: có chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Trong đó có Lactobacillus Acidophilus – chất có khả năng kìm hãm các vi khuẩn có hại trong miệng, từ đó làm giảm viêm đau do loét miệng.
- Rau má trong Đông y được biết đến là loại thảo dược có khả năng thải độc, giải nhiệt, chữa nhiều bệnh liên quan đến răng miệng. Trong rau má có chứa Triterpenoids có khả năng làm lành vết loét. Từ đó, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết loét do nhiệt miệng gây ra.
- Trà xanh: Với đặc tính mát, lá chè xanh giúp giải độc, thanh lọc cơ thể. Hoạt chất bên trong loại thực phẩm này có khả năng chống viêm, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Đối với trường hợp nhiệt miệng do nóng trong, uống trà hàng ngày sẽ giúp giảm đau, đồng thời giúp vết loét mau liền.
- Nước dừa, nước cốt dừa chứa dầu dừa. Nó có tác dụng làm sạch miệng, diệt khuẩn, giảm cơn đau, làm lành vết loét do nhiệt miệng. Nghiền nát cùi dừa rồi cho vào một chiếc khăn mỏng. Sau đó ép lấy nước và súc miệng 3 – 4 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
- Cà chua: Sử dụng nước ép cà chua hoặc ăn sống cà chua 3 – 4 lần/ngày cũng mang lại hiệu quả giảm nóng trong nhiệt miệng rất tốt.
- Khế chua: Chuẩn bị 2 – 3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi. Tiếp theo, cho thêm một chút nước đổ ngập phần khế chua và đun sôi trong 5 phút. Sau đó, tắt bếp, để nguội. Lấy ngậm rồi nuốt dần nhiều lần trong ngày sẽ có hiệu quả với chứng nhiệt miệng.
- Rau ngót: Bạn chuẩn bị khoảng 1 nắm lá rau ngót, rửa sạch rồi giã nát, lọc lấy nước cốt. Tiếp theo, hòa nước cốt rau ngót với 1 chút mật ong. Sau đó, dùng bông thấm hỗn hợp trên và bôi vào vết loét do nhiệt miệng 2 – 3 lần/ngày.
- Củ cải: Bạn chuẩn bị 300g củ cải trắng, rửa sạch rồi nghiền nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó, hòa nước cốt này với 1 chút nước lọc và súc miệng 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rất nhanh chóng.
2.3. Ăn thực phẩm giàu sắt và khoáng chất khác
Sắt và các khoáng chất tham gia vào hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó hỗ trợ quá trình lành lại các vết loét nhiệt miệng. Các thực phẩm giàu sắt người bị nhiệt miệng thường xuyên do nóng trong nên sử dụng: Trứng, thịt gà, súp lơ xanh.
3. Nóng trong người nhiệt miệng không nên ăn gì?
- Đồ ăn đồ cay nóng. Cần hạn chế các loại thực phẩm này vì chúng có thể gây nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, nổi mụn, nóng gan,…
- Đồ ăn mặn. Việc nạp vào cơ thể các loại đồ ăn này khiến cho cảm giác đau xót tăng lên. Từ đó khiến người bệnh sợ hãi, chán ăn, bỏ bữa.
- Đồ ăn chua có chứa nhiều loại axit amin nên việc nạp vào cơ thể các loại đồ ăn này sẽ làm vết loét ở miệng lan rộng ra và lâu lành hơn.
- Đồ ăn chứa nhiều đường: Việc ăn những loại đồ ăn này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển tại khoang miệng. Từ đó khiến những vết loét nhiệt miệng lâu lành lại.
- Rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
Ngoài việc hạn chế nạp vào cơ thể các loại thực phẩm trên, bạn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ lượng nước cần thiết (2 lít/ngày) để phòng ngừa chứng nóng trong người gây nhiệt miệng.
4. Khắc phục tình trạng nóng trong người, nhiệt miệng bằng thảo dược
Như đã nói, tình trạng nóng trong người gây nhiệt miệng là do trọc khí bị đẩy lên, không thoát được ra ngoài và ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu muốn trị tình trạng này thì ta cần phải đưa trọc khí đi xuống cho chúng thoát ra ngoài.
Dựa trên cơ chế này, Nhà thuốc Đông Y gia truyền Đức Thịnh Đường cho ra mắt sản phẩm bảo vệ sức khỏe An Nhiệt Đức Thịnh giúp đẩy khí độc đi xuống từ đó làm giảm nhiệt miệng, ngăn ngừa nhiệt lưỡi tái phát rất tốt.
Sản phẩm có thành phần thảo dược, có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng nhiệt miệng, nhiệt lưỡi hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Nhiệt Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Bài viết giải đáp giúp bạn vấn đề nóng trong người nhiệt miệng nên ăn gì hay kiêng gì. Nếu còn thắc mắc, hãy gọi ngay qua hotline hoặc để lại nhu cầu tư vấn bên dưới đây. Các chuyên gia của 3T luôn sẵn sàng Tư Vấn!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn