Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Nguyễn Thị Liên
Viêm phế quản là vấn đề hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ và cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, suy hô hấp,… Vậy phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em như thế nào để đảm bảo hiệu quả, an toàn? Mời bạn tham khảo ngay trong bài viết sau của 3T Pharma.
1. Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc ống phế quản của phổi. Bệnh được chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm phế quản mạn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.
Viêm phế quản thường gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu như: ho kéo dài, liên tục; khạc đờm trắng, xanh, vàng hoặc đục như mủ; sốt; thở khò khè, khó thở; mệt mỏi, chán ăn,…
Nguyên nhân gây viêm phế quản thường do sự xâm nhập và tấn công của các loại virus, vi khuẩn. Ngoài ra, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại cũng là những yếu tố gây viêm phế quản phổ biến.
Việc điều trị viêm phế quản chủ yếu là điều trị các triệu chứng như: sốt, ho, thở khò khè, khạc đờm,… Trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.
2. Phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ mắc viêm phế quản cấp tính. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện song song giữa điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Thông thường, thời gian điều trị sẽ khoảng 5 – 10 ngày hoặc dài hơn tùy vào mức độ của bệnh.
2.1. Sử dụng thuốc
- Thuốc kháng sinh: Theo các chuyên gia Y tế, viêm phế quản cấp ở trẻ em thường do virus gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết. Trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh điều trị cho trẻ.
- Thuốc hạ sốt: Cho trẻ uống thuốc khi sốt cao, trên 38.5 độ C. Nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần đối với, tối đa 60mg/kg/ngày. Thời gian uống thuốc cách nhau từ 4 – 6 giờ. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt Ibuprofen nếu có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không hạ sốt cho trẻ bằng thuốc Aspirin bởi sẽ gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
- Thuốc loãng đờm: Bệnh viêm phế quản thường tạo ra chất nhầy đặc tại ổ viêm nhiễm, khiến trẻ thở khò khè, khó thở, khạc đờm. Do đó, trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc loãng đờm để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc giảm ho: Ho là phản xạ có lợi khi bị viêm phế quản bởi sẽ giúp tống đờm, virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ ho kéo dài gây mệt mỏi, đau người thì có thể cần phải sử dụng các loại thuốc giảm ho.
- Thuốc giãn phế quản: Trong trường hợp trẻ bị tắc nghẽn phổi, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc giãn phế quản.
- Thuốc kháng viêm: Đây là loại thuốc khá phổ biến trong điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Các loại thuốc cần được sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Thuốc chống virus: Một số loại thuốc chống virus sẽ được chỉ định cho trẻ trong trường hợp viêm phế quản do virus.
2.2. Điều trị tại nhà
Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ nên lưu ý điều trị tại nhà cho trẻ với các biện pháp sau:
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng ngực, cổ, bàn chân.
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc xịt mũi họng.
- Với trẻ bị sổ mũi thì bố mẹ cần hút sạch mũi của trẻ hàng ngày.
- Đảm bảo cho trẻ có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để trẻ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
- Trong trường hợp trẻ mệt mỏi không ăn uống được thì bố mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt.
- Nếu trẻ ho, đau rát họng, bố mẹ có thể cho trẻ dùng các bài thuốc dân gian như tỏi ngâm mật ong, chanh ngâm mật ong,… để trẻ giảm ho, dịu họng, dễ chịu hơn.
2.3. Các biện pháp phòng viêm phế quản ở trẻ
Để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số biện pháp sau:
- Tạo môi trường sống sạch sẽ, không có bụi bẩn, nấm mốc. Vệ sinh chăn màn, nơi ở hàng ngày để không gian sống dễ chịu.
- Hạn chế trẻ tiếp xúc với người bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi cho bé ra ngoài, tránh đưa trẻ đến nơi công cộng trong thời gian giao mùa.
- Vệ sinh tay, chân sạch sẽ khi vừa đi từ ngoài về.
- Có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh hiệu quả.
- Cho trẻ sử dụng sản phẩm tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hô hấp Phytocine: Sản phẩm có thành phần từ 5 loại kháng sinh tự nhiên bao gồm: Xuyên tâm liên, tỏi, gừng gió, mật ong, thanh ngâm có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus; tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể; detox phổi,… Nhờ đó, Phytocine giúp phòng bệnh hô hấp nói chung, bệnh viêm phế quản nói riêng cho trẻ.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại Nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO nên an toàn, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Phytocine vinh dự lọt TOP 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam năm 2021. Sản phẩm phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em một cách chi tiết. Hãy chủ động phòng bệnh cho trẻ để con luôn khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần nhé. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn