Nhiệt miệng là tình trạng gây ra những vết loét nhỏ trong miệng như môi, má trong, nướu. Chúng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều trong ăn uống, nói chuyện. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhiệt lưỡi hay tái phát lại nhiều lần theo chu kỳ khiến bệnh nhân lo lắng. Đặc biệt là trường hợp nhiệt ở lưỡi. Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề bệnh nhiệt lưỡi hay tái phát thông qua bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Nhiệt miệng ở lưỡi là như thế nào?
Nhiệt miệng là triệu chứng viêm nhiễm gây ra các vết loét bên trong khoang miệng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Dấu hiệu ban đầu của nhiệt miệng là những đốm trắng nhỏ hơi gồ lên trong niêm mạc miệng.

Nhiệt miệng là tình trạng trong khoang miệng xuất hiện các vết viêm loét
Sau đó chúng dần to lên và đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Những vết loét này thường nông, có kích thước nhỏ khoảng 1mm đến 2mm. Chúng thường xuất hiện chủ yếu ở vùng lợi, lưỡi hay má trong và có thể ở trên môi. Màu sắc của các vết loét này ban đầu sẽ có màu trắng sáng và chuyển dần sang màu vàng. Còn vùng da xung quanh vết loét thông thường sẽ có dấu hiệu sưng đỏ.
Nhiệt lưỡi, đau rát thường kéo dài bao lâu?
Những vết loét nhiệt lưỡi thường có kích thước khoảng từ 1 đến 2mm. Nhiệt lưỡi rất dễ tái phát và có tính chất lặp lại với chu kỳ tương đồng.
Những vết nhiệt lưỡi nhỏ
Đối với những vết nhiệt lưỡi nhỏ thì không quá nghiêm trọng. Đây là trường hợp bị gây ra bởi nguyên nhân lành tính. Nếu vết loét không có biến chứng nặng thì sẽ tự lành dần sau 7 – 10 ngày.
Cần phải đi khám nếu nhiệt lưỡi kéo dài hơn 2 tuần
Ngược lại với những vết nhiệt lưỡi nhỏ, trường hợp nhiệt lưỡi kéo dài hơn 2 tuần khá nguy hiểm. Đối với trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu đúng về tình trạng bệnh. Bởi vì nhiệt lưỡi lâu ngày không khỏi rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là có thể dẫn đến ung thư lưỡi.
Lý do khiến bệnh nhiệt lưỡi hay tái phát
Rất nhiều người bị nhiệt lưỡi, thậm chí là nhiệt lưỡi hay tái phát nhưng không biết nguyên nhân do đâu. Dưới đây là một vài nguyên nhân bị nhiệt lưỡi nhiều lần
Điều trị sai cách do hiểu sai nguyên nhân của nhiệt lưỡi
Nhiều người bệnh nôn nóng muốn thoát khỏi các vết loét khó chịu. Do đó đã tự mình dùng các thuốc trị nhiệt lưỡi nhưng lại chọn loại không an toàn. Trong đó, điển hình nhất là thuốc cam không rõ nguồn gốc; thuốc này có thể dẫn đến ngộ độc chì. Ngoài ra, một số trường hợp còn lạm dụng thuốc chống viêm chứa Corticoid không đúng liều lượng. Sử dụng thuốc này thường xuyên sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bội nhiễm ở miệng, chậm phát triển ở trẻ, loãng xương ở người lớn…

Thuốc cam không rõ nguồn gốc, thành phần được nhiều người sử dụng
Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị nhiệt lưỡi. Thực tế cho thấy, thuốc kháng sinh cũng không hẳn là lựa chọn tối ưu nhất cho bệnh nhiệt lưỡi. Hơn nữa, Sử dụng kháng sinh cần làm theo chỉ định của bác sĩ mới có hiệu quả. Nếu không, nó có thể ảnh hưởng đến gan, đặc biệt còn gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Chủ quan không điều trị nhiệt lưỡi
Nhiệt lưỡi kéo dài và hay tái phát có thể do rất nhiều nguyên nhân. Chủ quan cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nhiệt lưỡi rất phổ biến nên nhiều người thường chủ quan xem nhẹ. Đặc biệt là nhiều người còn chấp nhận “sống chung” với nhiệt lưỡi mà không chủ động điều trị.
Tuy nhiên, nếu như không kịp thời điều trị thì nhiệt lưỡi có khả năng tạo nên nhiều biến chứng. Một số hệ quả như viêm cấp, tấy đỏ, đau và có khả năng gây sốt, nổi hạch ở phía góc hàm. Triệu chứng của nhiệt lưỡi thông thường khá tương đồng với bệnh ung thư lưỡi. Nếu nhầm lẫn 2 bệnh này khiến bệnh nhân không được phát hiện kịp thời thì rất nguy hiểm.
Cách chữa nhiệt lưỡi như thế nào thì hiệu quả
Để ngăn ngừa tình trạng nhiệt lưỡi gây khó chịu, bạn có thể sử dụng một số biện pháp như:
- Dùng thuốc: Trên thị trường có nhiều loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc xịt giúp giảm nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng.
- Súc miệng nước muối: Phương pháp này tuy rất đơn giản nhưng hiệu quả. Cách làm này vừa giúp giảm viêm do nhiệt, vừa làm dịu vết nhiệt hiệu quả.
- Dùng baking soda: Đây là nguyên liệu có khả năng đẩy lùi vết loét nhanh chóng, cân bằng độ pH của khoang miệng.
- Dùng mật ong: Trong mật ong chứa rất nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm. Đối với vết nhiệt, mật ong còn có thể làm dịu cảm giác đau xót rất tốt.

Mật ong – vị thảo dược có chứa chất kháng viêm rất tốt
- Dùng oxy già: Oxy già có công dụng sát khuẩn, làm sạch vết thương và loại bỏ vi khuẩn khoang miệng rất tốt. Vì thế khi bị nhiệt lưỡi, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thật cẩn thận khi sử dụng oxy già nhé
- Dùng dầu dừa: Trong dầu dừa chứa nhiều Acid Lauric có thể kháng khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả. Chất kháng viêm trong dầu dừa này cũng có tác dụng giúp vết nhiệt bớt đỏ và bớt đau hơn.
An Nhiệt Đức Thịnh giúp giảm nhiệt miệng và ngăn ngừa nhiệt lưỡi tái phát
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Nhiệt Đức Thịnh giúp giảm nhiệt miệng và ngăn ngừa nhiệt lưỡi tái phát rất tốt. Đây là sản phẩm được điều chế theo nghiên cứu của Đông y – bài thuốc gia truyền của Nhà thuốc Đức Thịnh Đường.
Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược quý hiếm như Bạch linh, Bán hạ, Kim ngân, Bạch truật… Đó đều là những thảo dược có tác dụng hỗ trợ làm giảm nhiệt miệng, nhiệt lưỡi hiệu quả. Sản phẩm cũng được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc. Nhờ vậy, sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực và đông đảo người biết đến.

Tạm biệt nỗi lo nhiệt lưỡi với An nhiệt Đức Thịnh
Bệnh nhiệt lưỡi hay tái phát cần được tìm hiểu nguyên nhân và sớm có phương pháp điều trị kịp thời. Sử dụng An Nhiệt Đức Thịnh để sớm đẩy lùi tình trạng này và bảo vệ sức khỏe cho bạn.
Mọi thông tin thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng để lại SĐT hoặc điền FORM đăng ký dưới đây để được 3T Pharma TƯ VẤN MIỄN PHÍ nhé!
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn