DANH MỤC

Trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Đăng ngày: 13/04/2013 - Cập nhật ngày 16/03/2023.
503

Trĩ ngoại nằm ở dưới đường lược, có biểu hiện là các cục trên búi trĩ sưng tấy do đám rối tĩnh mạch ngoài trĩ căng phồng lên hoặc do phần do nhăn rìa hậu môn bị viêm, thối, các tổ chức tế bào tăng hoặc do máu cục bị tắc nghẽn gây ra. Bề mặt trĩ ngoại được phủ bởi một lớp da, có thể nhìn thấy được, nhưng không đẩy vào trong hậu môn được, không dễ bị chảy máu.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ chỉ đơn giản là các tĩnh mạch mở rộng ở trực tràng dưới, thường được gây ra bởi căng thẳng trong quá trình đi nặng. Có hai loại trĩ cơ bản

  • Trĩ nội: thường xảy ra bên trong trực tràng. Bệnh này không gây đau đớn và không nhìn thấy được nhưng có thể gây chảy máu. Đôi khi chúng có thể được đẩy qua hậu môn tạo ra một bệnh trĩ nhô ra, có thể gây đau đớn.
  • Trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại có thể được nhìn thấy từ bên ngoài. Chúng xảy ra dưới da xung quanh hậu môn và thường đau đớn và khó chịu hơn so với trĩ nội. Cục máu đông cũng có thể hình thành bên trong bệnh trĩ tạo ra cái gọi là trĩ ngoại huyết khối.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Một trong những triệu chứng đầu tiên mà mọi người có thể nhận thấy với bệnh trĩ ngoại là máu đỏ tươi trong phân. Máu đỏ tươi thường được nhìn thấy trong nhà vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu. Biểu hiện đặc trưng của trĩ ngoại là đau và cảm giác như có vật lạ ở hậu môn.

Nguyên nhân gây nên trĩ ngoại

Do tổ chức tế bào

Nguyên nhân gây ra loại trĩ ngoại này là do phần da rìa hậu môn nhăn, dày hơn và bị thối khiến các tổ chức tế bào tăng lên. Trong búi trĩ không có sự căng phồng tĩnh mạch, có rất ít mạch máu ở đáy rộng, ở đỉnh dài, có màu vàng nâu hoặc đen nâu, lộ rõ hẳn ra ngòai, có thể nhìn thấy được, hình dạng to nhỏ không giống nhau. Có khi chỉ có một cái, nằm chính giữa phần sau hoặc trước hậu môn. Có khi lại có một vài cái quấn một vòng quanh hậu môn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại thường do bị táo bón gây ra. Khi phân cứng khô đi qua hậu môn làm cho phần da ở hậu môn giãn ra quá mức gây tổn thương nếp nhăn hậu môn rồi gây viêm nhiễm. Sau khi hết viêm, nếp nhăn không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu phát triển thành trĩ.

Do đám rối tĩnh mạch căng phồng

Biểu hiện của các loại trĩ ngoại này là các đám rối tĩnh mạch dưới đường lược. Chúng hình thành các cục sưng tấy, mền, có hình trong, hình elip hoặc hình củ ấu tại rìa hậu môn. Nếu bị phù thì nó càng sưng to. Mắc bệnh trĩ loại này thường không có cảm giác đau, không chảy máu chỉ cảm thấy hậu môn dãn xuống hoặc có vật lạ ở hậu môn. Bệnh thường phát triển ở mức trĩ độ 3 và trĩ hỗn hợp.

Tất cả các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ đều có thể dẫn đến trĩ ngoại do căng phồng tĩnh mạch. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do duy trì chế độ ăn uống không hợp lý, ngồi hoặc đứng quá lâu, bị táo bón kéo dài hoặc tiêu chảy, áp lực vùng bụng thường xuyên tăng cao. Cộng thêm với các chứng viêm xung quanh hậu môn làm cho các đám rối tĩnh mạch ngoài trĩ căng phồng lên gây ra hiện tượng tắc mạch máu.

Do viêm, nhiễm

Loại trĩ này thường do hậu môn sau khi bị tổn thương gây viêm nhiễm hoặc do nứt hậu mộn làm nếp nhăn ở hậu môn bị viêm, phù nề gây ra.

Do máu đông

Cơ chế Đây là một loại bệnh trĩ ngoại khá thường gặp, thường do dùng lực quá mạnh khi đại tiện, hoạt động mạnh, khi rặn dùng lực lớn làm cho tĩnh mạch ở rìa hậu môn bị nứt, máu từ ngoài thẩm thấu vào trong các tổ chức tế bào, hình thành các cục máu đông, tạo thành các cục sưng tấy, có hình tròn hoặc các hình elip ở dưới da của hậu môn, kích thước to nhỏ không bằng nhau, nằm ở trong ống hậu môn hoặc ngoài rìa hậu môn. Các cục sưng tấy khi mới mọc thường mềm sau vài ngày trở nên cứng.

Nếu không bị viêm, chỉ sau khoảng 3 – 4 tuần, máu cục sẽ biến mất hoàn toàn, không để lại vết tích. Nếu bị viêm nhiều lần, tổ chức tế bào trong búi trĩ tăng lên, biến thành trĩ ngoại do thừa da và có thể bị phù.

Ai có nguy cơ mắc trĩ ngoại?

Bệnh trĩ là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất. Chúng ảnh hưởng đến cả nam, nữ và ở tất cả các nhóm tuổi. Nhưng có một số yếu tố có thể khiến bạn có thể dễ mắc trĩ ngoại hơn bao gồm:

  • Di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh trĩ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các bác sĩ thường sẽ hỏi liệu các thành viên trong gia đình có bị bệnh trĩ để xác định xu hướng di truyền hay không.
  • Lão hóa: Nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng theo tuổi tác. Trong khi trẻ em và thanh niên bị bệnh trĩ, chúng phổ biến nhất ở người lớn 45-65 tuổi.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể có thể góp phần vào nguy cơ mắc bệnh trĩ vì trọng lượng nặng hơn có thể gây thêm căng thẳng cho cơ thể và góp phần vào lối sống ít vận động hơn.
  • Dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống nghèo nàn thiếu chất xơ thường dẫn đến táo bón và căng thẳng khi đi tiêu.
  • Mang thai: Trọng lượng của việc mang thai trong khi mang thai có thể gây áp lực lên vùng xương chậu. Rất may, những điều này thường sẽ giải quyết hoàn toàn sau khi sinh em bé.

Cách điều trị trĩ ngoại ra sao?

Nếu bệnh trĩ ngoại không thuyên giảm sau 1–2 tuần, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm mềm phân để bạn có thể đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng, bác sĩ thường đề nghị cách trị trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Nhìn chung, các cách điều trị trĩ ngoại bao gồm biện pháp chữa trị ngoại tại nhà và phẫu thuật.

Điều trị trĩ ngoại tại nhà

Các cách chữa trĩ ngoại tại nhà mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Tắm nước ấm
  • Làm sạch hậu môn thật nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện, nên sử dụng khăn lau ẩm hoặc vải bông
  • Chườm khăn bọc đá lạnh lên hậu môn để giảm sưng
  • Chữa trĩ ngoài bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như paracetamol, ibuprofen để giảm bớt khó chịu
  • Bôi một số thuốc mỡ, kem bôi trĩ có hydrocortison hay chiết xuất từ hạt phỉ

Phẫu thuật chữa trĩ ngoại

Bị trĩ ngoại phải làm sao? Theo một nghiên cứu trên Tạp chí American Family Physician, phẫu thuật loại bỏ búi trĩ ngoại trong vòng 72 giờ sẽ là cách làm giảm đau hiệu quả hơn những cách trị trĩ ngoại đơn thuần khác.

Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật sau khi gây tê tại chỗ.

Cách trị trĩ ngoại cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ ngoại. Phụ nữ mang thai có thể thử nhiều cách trị trĩ ngoại tại nhà được liệt kê ở trên để giảm bớt đau đớn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ phải luôn thảo luận cùng bác sĩ sản khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ phương pháp nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Mách bạn các phương pháp phòng tránh trĩ ngoại

Việc quan trọng nhất để phòng bệnh trĩ ngoại phát triển là không cho tình trạng táo bón xảy ra, tránh làm cho phân khô, cứng, khó đi ra ngoài.

Một số cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại bao gồm:

  • Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn, bao gồm trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, nước tiểu bình thường nên có màu vàng nhạt
  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, không ngồi một chỗ quá lâu để giúp tăng cường nhu động ruột tự nhiên
  • Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh (chơi game, đọc báo, lướt mạng…)

Nếu bạn thường bị táo bón hoặc tái phát lại bệnh trĩ, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra cách trị trĩ ngoại hiệu quả nhất.

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.