Tham vấn y khoa: Thạc sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập viên: Nguyễn Thị Liên
Bí đỏ là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, dễ ăn, dễ nấu nên trở thành thực phẩm “ruột” của nhiều gia đình. Tuy nhiên, với những người thường xuyên táo bón thì lại băn khoăn, không biết ăn bí đỏ có bị táo bón không và những thực phẩm nào tốt cho người bị táo bón. Hãy đọc ngay bài viết sau đây để có lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc trên nhé.
1. Nguyên nhân gây táo bón
Trong cuộc sống thường ngày, nhiều người trong chúng ta có thói quen ăn uống không khoa học (như ăn ít chất xơ và rau quả, ăn nhiều gia vị cay, uống nhiều rượu…) hoặc do phải ngồi nhiều trong văn phòng. Điều này khiến cho nhiệt (dương khí ) trong người hạ hãm xuống vùng hạ tiêu, nhất là vùng đại tràng – nơi chứa và truyền tông cặn bã ra ngoài qua hậu môn.
Nhiệt do hạ hãm sẽ làm tiêu hao nước trong chất cặn bã làm cho đại tràng không nhuận mà sinh ra táo bón. Có trường hợp khí nóng quá mức làm cho các vi mạch ở đại tràng vỡ ra máu tươi theo cặn bã ra ngoài và nếu tình trạng này kéo dài không những gây suy giảm sức khoẻ nhanh chóng mà lâu ngày xuất hiện viêm loét làm cho đi ngoài nóng rát khổ sở
Tình trạng táo bón của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
2. Ăn bí đỏ có bị táo bón không?
Nhiều người thắc mắc: ăn bí đỏ có bị táo bón không, bí đỏ có gây táo bón? Bí đỏ có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho… Do đó, bí đỏ không gây táo bón mà còn là một loại thực phẩm rất tốt khi bị táo bón.
3. Cách ăn bí đỏ trị táo bón
Bí đỏ có trị táo bón không? Dùng bí đỏ chữa táo bón khá dễ dàng, bạn chỉ cần dùng 100-200g bí đỏ để nấu canh ăn hàng ngày là có thể giúp đi ngoài dễ dàng hơn, cải thiện táo bón hiệu quả.
4. Mách bạn 12 thực phẩm tốt cho người bị táo bón
Sữa chua
Các thành phần vitamin, khoáng chất và vi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn, nhu động cho hệ tiêu hóa, điều hòa các vi khuẩn đường ruột, giúp duy trì cân bằng cho chức năng ruột. Nhờ đó, sữa chua không chỉ ngăn ngừa chứng táo bón mà còn phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, ăn sữa chua cũng cần đúng cách mới đem lại hiệu quả cao. Khuyến cáo nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm, ăn tối thiểu 4 tuần liên tục, 1 lần/ngày.
Các loại hạt khô
Các loại hạt khô có chứa hàm lượng chất xơ cao, vitamin B, E, protein, acid linoleic. Các chất này có tác dụng nhuận tràng thông tiện, trị chứng táo bón rất hiệu quả. Một số loại hạt điển hình rất giầu chất xơ như hạt hướng dương, lúa mạch, các loại đậu…
Quả táo
Táo có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vì có tính ôn nên người có thể chất hàn hay nhiệt đều có thể sử dụng. Trong táo có chứa nhiều pectin – giúp dung hòa các khuẩn thông thường trong đường ruột, điều hòa chức năng dạ dày và ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng không nên chọn táo làm thức ăn chính cho bạn hàng ngày. Chỉ nên sử dụng táo trong các bữa ăn vặt.
Măng tây
Măng tây chỉ chứa một lượng nhỏ đường và chất béo và một hàm lượng chất xơ cao. Vậy nên măng tây có công hiệu tốt trong việc điều trị chứng táo bón.
Cà chua
Cà chua có rất nhiều tác dụng, bao gồm tác dụng làm đẹp, chống lão hóa. Trong cà chua có chứa nhiều vitamin, lycopen, acid citric, acid malic, pectin… Đây đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột. Chính vì thế, cà chua rất được khuyên dùng cho người bị táo bón.
Mật ong
Mật ong có tác dụng thông tiện, giải suy nhiệt, trị chứng bệnh về tim, trung hòa các loại thuốc, điều hòa sắc mặt. Trong mật ong chúa hàm lượng vitamin, khoáng chất và các loại enzym phong phú. Chúng hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa hấp thu và trao đổi chất của cơ thể. Theo các chuyên gia, bạn nên ăn một thìa mật ong trước khi đi ngủ để tránh táo bón.
Quả hồng xiêm
Hồng xiêm là loại quả mọng, thịt có cái, bên trong có 3-5 hạt đen. Vỏ, hạt và quả xanh được dùng để làm thuốc. Để trị táo bón, người ta thường ăn quả chính mỗi lần 3-4 quả. Như vậy vừa có tác dụng chữa táo bón vừa có thể trị chứng tiêu chảy.
Quả sung
Trái sung có tác dụng phòng ngừa táo bón vì trong sung có nhiều chất xơ. Nhờ đó, ăn sung cũng giúp ngừa đau bụng và chứng khó tiêu. Những người từng đau đầu vì muốn giảm cân hãy tìm đến trái sung. Chất xơ trong trái sung giúp bạn giảm cân nếu sử dụng thường xuyên. Pectin là một loại chất xơ phổ biến trong thành phần trái sung. Chất này có khả năng hấp thụ cholesterol từ hệ tiêu hóa và đưa chúng ra ngoài cơ thể.
Rau má điều trị táo bón
Rau má rất “lành”, có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh, như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện… Ngay cả nền y học phương Tây cũng đã sử dụng rau má làm thuốc từ rất lâu.
Nước chanh tốt cho hệ tiêu hóa
Nếu bạn thường xuyên bị khó tiêu hay mắc phải các vấn đề khác về tiêu hóa thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua công dụng này của nước chanh đâu. Một ít nước cốt chanh pha với nước ấm là một phương pháp trị liệu tuyệt vời cho các chứng bệnh đường tiêu hóa như: buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, ợ chua…
Cây húng quế cung cấp lượng chất xơ
Húng quế còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K. Nó cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống.
Khoai lang
Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ tì vị, nên được dùng chủ yếu để chữa táo bón. Có thể dùng cả củ khoai hoặc nước rau khoai lang. Tốt nhất là dùng nước từ củ khoai lang.
Cách làm: Rửa sạch củ, gọt vỏ, nghiền nát bằng một dụng cụ sạch rồi bọc vào gạc sạch, vắt lấy nước uống.
Buổi sáng lúc đói bụng uống nửa cốc to nước củ khoai lang, còn trước mỗi bữa ăn uống nửa cốc. Uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ hết táo bón. Trong trường hợp táo bón nặng, táo bón trong khi bị trĩ thì cần uống một thời gian dài hơn 10 – 15 ngày. Uống nước khoai lang không gây đại tiện lỏng, chỉ làm cho phân mềm, dễ tiêu hóa và đi ngoài hơn.
- Người ta cũng dùng nước rau khoai lang bằng cách luộc lá để ăn và lấy nước uống. Uống hết trong một lần. Uống mỗi ngày 2 lần và uống liền 2-3 ngày.
- Có thể luộc củ khoai lang, hoặc lấy những ngọn và lá khoai lang non luộc hay nấu canh ăn đều có tác dụng nhuận tràng rõ rệt, phân mềm, tránh được táo bón.
5. An Trĩ Đức Thịnh – Giải pháp an toàn từ thảo dược cho người bị táo bón
An Trĩ Đức Thịnh là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Sản phẩm được điều chế từ các vị thảo dược quý hiếm như Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng bổ trung, ích khi, sinh tân, cân bằng âm dương, đẩy dương khí đi lên, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại, đi ngoài ra máu tươi, đau rát hậu môn..
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An trĩ Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Sản phẩm An Trĩ Đức Thịnh được điều chế dưới dạng si-rô thảo dược nên rất dễ uống và dễ sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi và cách thức mua hàng TẠI ĐÂY.
6. Kết luận
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc: ăn bí đỏ có bị táo bón không và thông tin về 12 loại thực phẩm tốt cho người bị táo bón. Nếu còn thắc mắc về chứng bệnh này, bạn có thể để lại thông tin bên dưới hoặc gọi qua hotline: 087 637 8866 để nhận Tư Vấn.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn