Bệnh trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy làm sao để đẩy lùi được các triệu chứng khó chịu này? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
1. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Với những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, thì việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể góp phần cải thiện các triệu chứng. Cụ thể:
– Xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng như: rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu đạm dễ tiêu, yến mạch, bánh mì, bánh quy,…
– Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn 30 phút sẽ giúp thức ăn vận chuyển xuống dạ dày nhanh hơn, việc tiêu hóa cũng diễn ra thuận lợi, tránh tồn đọng thức ăn tại dạ dày.
– Tập Yoga: Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của trào ngược, bệnh nhân nên thực hiện yoga. Các động tác của bộ môn này giúp cải thiện các cơ và giảm căng thẳng, hỗ trợ đẩy lùi trào ngược axit.
– Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng; ăn vừa đủ, tránh ăn quá no, và không ăn trước khi đi ngủ.
– Nằm ngủ đúng tư thế: Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng dịch acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây các triệu chứng khó chịu.
– Kiểm soát cân nặng hợp lý: Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do mỡ thừa xung quanh bụng có thể gây áp lực lên ổ bụng, khiến cơ vòng thực quản dưới bị đẩy lên trên, làm giảm khả năng ngăn chặn axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Chính vì vậy, việc kiểm soát trọng lượng cơ thể hợp lý sẽ hỗ trợ quá trình chữa trào ngược dạ dày thực quản tốt hơn.
– Hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, xúc xích; đồ ăn ngọt, chua, cay nóng; đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích…
– Hạn chế căng thẳng, stress; luôn giữ tinh thần thoải mái vui vẻ.
– Tránh quần áo chật: Mặc quần áo bó sát có thể khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn bởi điểu này làm tăng áp lực lên dạ dày và khiến axit có xu hướng trào ngược.
2. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian
2.1. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam
Thành phần arabinose, glycoprotein, acemannan trong nha đam có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra, chất Anthraquinon còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giảm tiết axit trong dạ dày.
Cách thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần lấy một miếng nha đam gọt vỏ, xay nhuyễn cùng với 1 cốc nước sau đó lọc và uống 2 lần trước bữa ăn trưa và tối.
2.2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ
Nghệ có tác dụng tốt trong việc trung hòa axit dạ dày, chống viêm, làm nhanh lành vết loét nhờ hoạt chất curcummin dồi dào.
Bạn có thể hòa bột nghệ nước ấm và mật ong rồi uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn sáng, trưa và tối. Hoặc trộn bột nghệ với mật ong, vo viên tròn cỡ đầu ngón tay út, cất vào hũ thủy tinh có nắp kín và uống mỗi ngày uống 3 viên x 3 lần.
2.3. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Gừng có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày như buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi.
Bạn lấy 1 củ gừng tươi băm nhỏ, thả vào một cốc nước sôi. Chờ khoảng 10 phút rồi vớt bỏ bã, thêm 1 thìa đường vào khuấy tan và uống khi còn ấm. Dùng 2 – 3 cốc trà gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
2.4. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng baking soda
Baking soda có tác dụng cân bằng pH, trung hòa axit dạ dày, giảm ợ nóng, khó tiêu, đau tức thượng vị. Đồng thời, giúp làm giãn nở mạch máu, tạo điều kiện để máu lưu thông đến dạ dày nhiều hơn, cung cấp các dưỡng chất để tái tạo tổn thương.
Bạn chỉ cần cho 1 thìa cà phê baking soda vào một ly nước lạnh, dùng đũa khuấy tan và uống từng ngụm nhỏ. Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần để có hiệu quả.
2.5. Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong
Mật ong là chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp gây bệnh trào ngược dạ dày, kích thích tái tạo tế bào làm nhanh liền sẹo ở vết loét.
Bạn có thể dùng mật ong chữa trào ngược dạ dày bằng cách uống 2 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng và buổi tối hoặc kết hợp mật ong và tinh bột nghệ để giảm các triệu chứng trào ngược.
2.6. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày nhờ chứa các chất như: anethole, bisabolol và apigenin hỗ trợ đẩy lùi ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, nóng rát thượng vị…
Bạn chỉ cần hãm hoa cúc phơi khô với nước sôi 15 phút và uống mỗi ngày 1 cốc trước khi đi ngủ vào buổi tối khoảng 30 phút.
2.7. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng hạt thì là
Hạt thì lá chứa hợp chất Anethole có tác dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày, qua đó làm giảm hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
Bạn cần đun sôi 500ml nước và thêm 100g hạt thì là vào nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Để nguội chia uống 3 lần một ngày trước mỗi bữa ăn 30 phút.
2.8. Trị trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
Chứa thành phần tanin và glucosid dồi dào, lá tía tô giúp tạo ra một lớp màng che phủ vết loét, giúp tổn thương mau khô, đồng thời ức chế quá trình tiết axit trong dạ dày.
Bạn chỉ cần dùng 1 nắm lá tía tô tươi rửa sạch với nước muối, giã nát, chắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần và uống thường xuyên để đẩy lùi triệu chứng trào ngược.
2.9. Chữa trào ngược dạ dày bằng đu đủ chín
Đu đủ chín có lượng men tiêu hủy proteolytic protein cao, giúp phân giải protein trong hệ tiêu hóa thành các axit amin. Ngoài ra, enzyme Papain có trong loại quả này còn giúp tiêu hóa thức ăn giàu tinh bột và chất béo, đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi,..
Ngoài ra, thành phần Kali có trong đu đủ còn cung cấp cho dạ dày các vi khuẩn có lợi, ngăn chặn các vi khuẩn gây hại xâm hại vào thành ruột, nhờ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.
3. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây y
Nếu các mẹo dân gian không mang lại hiệu quả thì bạn buộc phải thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị trào ngược. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là một số loại thuốc điển hình thường được bác sĩ chỉ định:
– Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng giảm lượng axit dạ dày đang dư thừa, ngăn chặn chứng trào ngược lên thực quản. Tiểu biểu là một số loại thuốc như: lansoprazole, esomeprazole, omeprazole…
– Các loại thuốc kháng H2: Có tác dụng trung hòa lượng axit dạ dày. Một số tên thuốc được sử dụng phổ biến như famotidine, cimetidin, ranitidine…
– Thuốc kháng axit: Giúp giảm nhanh lượng axit trong dạ dày nhưng bệnh nhân có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ, phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón.
– Thuốc hỗ trợ nhu động ruột: Giúp làm rỗng dạ dày, hạn chế được việc dư thừa lượng axit tiết ra và cải thiện chứng trào ngược. Nếu sử dụng sai cách bệnh nhân có thể bị tiêu chảy và buồn nôn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về cách chữa trào ngược dạ dày thực quản mà bạn có thể quan tâm. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Để được giải đáp các thắc mắc khác về trào ngược dạ dày cũng như đặt lịch khám cùng chuyên gia tiêu hóa hàng đầu tại Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0969.566.115.
Phòng khám Đa khoa Vĩnh Phúc – BV Quốc tế Vĩnh Phúc
122 Nguyễn Tất Thành, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Website: https://benhvienvinhphuc.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/122nguyentatthanh
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn