“Chào bác sĩ, tôi có đứa cháu gái 1 tuổi rưỡi, gần đây cháu hay bị ngứa về đêm. Lúc đầu tôi sợ cháu dị ứng thức ăn nên đổi món và thấy cháu vẫn bị. Tôi có cho cháu đi khám da liễu và được bác sĩ cho thuốc uống nhưng sau đó cháu vẫn hay bị lại, nhất là vào ban đêm. Tôi rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của cháu, xin bác sĩ cho biết nguyên nhân gì khiến trẻ hay bị ngứa về đêm như vậy và có cách nào chữa hiệu quả không? Tôi xin cám ơn bác sĩ.” (Phương Liên – Đống Đa, Hà Nội).
Trả lời:
Chào bác! Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho 3T Pharma.
Dị ứng là một bệnh thường hay gặp cả người lớn lẫn trẻ em, bệnh dị ứng thường do nhiều nguyên nhân, không đơn thuần do dị ứng thức ăn như bạn nghĩ. Ví dụ: dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, dị ứng phấn côn trùng, dị ứng thuốc, dị ứng lông súc vật, dị ứng bụi vải (như vải len da…), dị ứng các loại hoá chất…
Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên bị dị ứng, mẩn ngứa về đêm thì có thể do cơ thể tích tụ độc tố quá nhiều, gan không thể thải độc hoàn toàn khiến bé bị dị ứng. Các độc tố có thể đến từ việc bé uống nhiều thuốc, kháng sinh, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống thiếu khoa học, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ uống có gas, quá nhiều đường,… hoặc sử dụng sữa tắm, xà phòng không phù hợp.
XEM THÊM:
Chăm sóc thế nào khi trẻ bị viêm da dị ứng?
Theo như bác hỏi thì trẻ bị ngứa tay chân về đêm. Bác có thể kiểm tra để loại trừ các yếu tố thường xảy ra vào đêm có thể gây dị ứng cho bé như:
- Xem lại giường, chiếu, chăn gối, đệm màn, quần áo, đồ dùng cho bé vào ban đêm xem có yếu tố khác thường nào so với ban ngày không.
- Nếu gia đình có nuôi súc vật như chó, mèo… bạn kiểm tra lại chỗ ngủ của chúng có cách xa chỗ ngủ của em bé không, nhất là mèo có thường hay vào giường ngủ của bé vào ban đêm không, bác chú ý dù trong trường hợp nào cũng không nên để bé tiếp xúc với lông chó, mèo hoặc súc vật khác (chuột humster, chuột bạch…)
- Kiểm tra xung quanh nhà có loại cây gì nở hoa vào ban đêm, hoặc giàn cây xung quanh nhà có bị ẩm thấp không, có phơi quần áo lộn trái của bé dưới giàn cây không… vì bé có thể bị dị ứng phấn hoa hoặc phấn côn trùng khiến trẻ bị nổi mẩn.
Sau khi đã loại trừ hết các nguyên nhân có thể khiến trẻ bị ngứa đầu về đêm mà bé vẫn không hết dị ứng thì có thể bé bị dị ứng do gan. Lúc này, gia đình nên cho bé đi khám ở khoa dị ứng tại các bệnh viện lớn, các bác sỹ ở đó sẽ cho làm các xét nghiệm kiểm tra loại dị ứng và có hướng điều trị đúng bệnh, đúng thuốc cho tình trạng trẻ hay ngứa về đêm.
Ngoài ra, bác có thể tham khảo cho bé dùng sản phẩm thảo dược An Bì Đức Thịnh để giúp giải độc cơ thể, tăng cường chức năng gan. Từ đó giải quyết nguyên nhân gây ngứa ngáy, dị ứng vào ban đêm. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên vô cùng an toàn, điều chế dạng si-rô nên dễ dàng sử dụng với bé.

Sản phẩm An Bì Đức Thịnh
Với bé 1,5 tuổi nhà bác hay một số trẻ 3 tuổi ngứa về đêm thì liều dùng là 10ml, ngày uống 3 lần sau ăn. Liệu trình khoảng 3 – 5 chai là cải thiện triệt để. Để biết thêm thông tin về tình trạng trẻ hay bị ngứa về đêm, về sản phẩm An Bì Đức Thịnh, tham khảo chương trình khuyến mãi hoặc đặt hàng chính hãng, bác vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn