Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Nguyễn Thị Giang
Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ. Nhưng tình trạng bệnh này lại ít được các bậc phụ huynh chú ý. Căn bệnh chữa lâu khỏi và dễ tái phát này lại rất phổ biến. Cùng 3T Pharma tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh để có được các chữa trị hiệu quả và an toàn nhất cho bé nhà mình nhé.
Nấm lưỡi là gì? Dấu hiệu của nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Nấm lưỡi hay còn có tên gọi khác là nấm miệng, tưa lưỡi, đẹn trăng, đẹn lưỡi. Bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ lên 10, thậm chí 15. Dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ em là những chấm trắng hình tròn, tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi, khiến trẻ không bú sữa, không ăn uống được vì đau đớn.
Trường hợp nặng có thêm nốt viêm đỏ. Nếu sốt ruột “cạy” những chấm trắng này ra thì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn. Có những trường hợp nặng, lưỡi bé bị nấm rồi lan xuống đường ruột, gây tiêu chảy kéo dài, rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ em
Bệnh nấm lưỡi do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là Candidas albican. Đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người và “bùng lên” khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém.
Bệnh xuất hiện nếu trẻ nhỏ không uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc ăn bột xong. Ở trẻ lớn, nguyên nhân gây nấm lưỡi là không đánh răng sau khi ăn, hay ăn ngọt, ăn đêm. Nấm lưỡi thường xuất hiện khi sức đề kháng kém, khi cơ thể mắc một loại bệnh khác.
XEM THÊM:
Cách chữa mồ hôi trộm ở bé 2 tuổi, có thể bạn chưa biết?
Tình trạng nấm lưỡi của bé nhà bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
Điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Để điều trị nấm lưỡi, đầu tiên phải trị các loại bệnh chính trước (ho, tiêu chảy, viêm họng…). Song song với đó là trị nấm lưỡi bằng cách rơ lưỡi với thuốc Daktasin. Do bệnh dễ tái phát nên phải phối hợp nhịp nhàng các biện pháp khác: vệ sinh răng miệng, tăng cường sức khỏe cho trẻ.
Để phòng ngừa nấm lưỡi, trẻ nhỏ sau khi ăn cần được uống hoặc súc miệng bằng nước lọc. Trẻ lớn hơn thì dùng kem đánh răng dành riêng cho bé. Hạn chế việc bú đêm với trẻ sơ sinh và ăn đêm với trẻ lớn vì trẻ ăn xong thường ngủ luôn, quên súc miệng.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, có thể dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ. Nhưng khi làm xong phải cho trẻ uống nước lọc súc miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng. Với trẻ lớn, có thể dùng nước muối để súc miệng thay kem đánh răng nếu không có loại kem dành riêng cho trẻ em.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh chữa rất lâu khỏi và dễ tái phát. Thế nên, các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn và trước khi đi ngủ để phòng ngừa tình trạng bệnh này. Nếu còn thắc mắc, gọi qua hotline: 087 637 8866, để lại thông tin bên dưới form hoặc nhắn tin trực tiếp qua Messenger, các chuyên gia của 3T Pharma luôn sẵn sàng Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết này có hữu ích không?
03/05/2022 at 11:05
nấm lưỡi ở trẻ em có lây không bác sĩ?