Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu | 3T Pharma

DANH MỤC

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu

Đăng ngày: 12/06/2013 - Cập nhật ngày 10/12/2021.
190
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Ra nhiều mồ hôi trộm ở trẻ tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên. Không giống với người lớn, trẻ nhỏ bị mồ hôi trộm chủ yếu là trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu, cổ, lưng. Nếu bé vẫn ăn ngủ bình thường thì mồ hôi trộm không đáng lo ngại nhưng nếu ngược lại thì các mẹ hãy cẩn thận tìm hiểu nguyên nhân để nhanh chóng khắc phục tình hình.

Nguyên nhân dẫn đến mồ hôi trộm ở trẻ

Các bác sỹ cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mồ hôi trộm ở trẻ là do hệ thần kinh thực vật của trẻ lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện.

Ngoài ra, trẻ bị mồ hôi trộm cũng có thể do thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D thường xảy ra ở các trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài. Thiếu vitamin D khiến trẻ hay bị ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, thậm chí bị ngủ hay giật mình, không ngon giấc. Giai đoạn này, hệ xương của trẻ cũng đang phát triển mạnh chính vì vậy các mẹ nên chú ý bổ sung canxi cho trẻ.

Để bổ sung vitamin D cho trẻ, các mẹ có thể cho trẻ uống thêm vitamin D theo chỉ dẫn của bác sỹ, ngoài ra, cho trẻ tắm nắng lúc thích hợp cũng là cách để bổ sung vitamin D cho trẻ.

Một nguyên nhân khách quan khiến trẻ ra nhiều mồ hôi nữa đó là cách chăm sóc của các bậc cha mẹ. Nếu các mẹ ủ ấm bé quá cũng khiến bé nóng nực và ra nhiều mồ hôi. Một số mẹ sợ bé bị lạnh nên quấn rất nhiều khăn cho bé, bé ngủ lại chặn nhiều gối xung quanh khiến bé ngột ngạt, nóng bức. Phòng ngủ đóng bít cửa trong thời tiết nắng nóng như hiện tại cũng có thể là nguyên nhân khiến bé khó chịu và đổ nhiều mồ hôi.

Nhiều khi, tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ một phần do tâm lý của trẻ. Khi trẻ sợ hãi trong giấc ngủ cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh gây nên hiện tượng đổ mồ hôi và làm bé lạnh. Các mẹ nên theo dõi để ý đến con hơn, tránh để bé bị kích động, hoặc căng thẳng quá. Những bé ban ngày ban ngày bé vận động quá nhiều cũng dễ gây nên mệt mỏi và bị ra mồ hôi, các mẹ cũng nên chú ý nhé.

Khắc phục mồ hôi trộm ở trẻ như thế nào?

Nếu trẻ bị ra mồ hôi trộm nhưng vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Khi đó, các mẹ chỉ cần chú ý lau khô cho bé, đặc biệt là vùng đầu, lưng đối với những bé bị ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng, để bé ngủ thoáng mát là được. Mẹ lên lấy khăn khô lau lưng và đầu cho bé. Bởi nếu mồ hôi không được lau khô có thể thấm ngược ở trở lại và khiến bé dễ bị nhiễm lạnh.

Nên giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thông thoáng, quần áo của trẻ với chất liệu nhẹ nhàng

Nếu trẻ bi ra mồ hôi nhiều do thiếu vitamin D, các bậc cha mẹ nên chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ, có thể cho trẻ tắm nắng hoặc uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sỹ.

Chú ý giữ cho trẻ luôn được thoáng mát, phòng ngủ của trẻ nên thông thoáng, cho trẻ mặc quần áo chất liệu nhẹ nhàng. Chỗ trẻ hay vui đùa cũng cần mát mẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng khi không cần thiết.

Các bậc cha mẹ cũng nên tắm rửa, lau mát thường xuyên cho trẻ, tránh trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi tích tụ dẫn đến hiện tượng rôm sảy, mẩn ngứa.

Tránh trường hợp trẻ bị sợ hãi khi ngủ, trước khi ngủ hãy chắc chắn rằng trẻ đã ăn đủ no, để trẻ ngủ trong phòng yên tĩnh tránh ồn ào, tiếng động, nhiệt độ phòng lý tưởng là 21 độ. Nếu trẻ thức giấc quấy khóc, để yên cho trẻ tự tìm lại giấc ngủ. Không cáu gắt, hoặc bồng trẻ lên tay, hoặc đưa võng sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ sau này. Có thể tạo thời khoá biểu đánh thức bé trong đêm, càng ngày khoảng cách đánh thức xa dần cho đến khi trẻ hết thức đêm.

Trong ăn uống, nếu bé nhà bạn bị ra nhiều mồ hôi, bạn cũng nên chú ý tránh cho bé ăn những thức ăn sinh nhiệt như t hịt mỡ, thịt bò, tôm ,cua, các loại trái cây có tính hàn như xoài, mít, nhãn…Có thể cho trẻ ăn một số rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam và bột sắn dây …

Lan Hương

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Có thể bạn quan tâm

    2 Phản hồi cho “Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu”

    1. nguyen thi duyen
      18/07/2014 at 22:34

      con gai e dc 7thang tuoi chau thuong xuyen ra mo hoi chom o dau ca ca luc bu va ngu e phai bat quat cho chausuot ko biet co cach nao chua ko vay?

      • 3T Pharma
        19/07/2014 at 14:52

        Chức năng phổi của bé yếu nên khiến bé ra nhiều mồ hôi trộm. Bạn nên xử lý ngay cho bé nếu không bé sẽ hay bị ho, cảm vặt, ngủ không ngon giấc, phát triển không tốt. Bạn nên cho bé sử dung ngay và thường xuyên Thuốc trị mồ hôi trộm Đức Thịnh. Đây là loại thuốc thảo dược duy nhất hiện nay trên thị trường có thể điều trị dứt điểm bệnh ra nhiều mồ hôi ở người lớn và trẻ em. ĐỐi với tuổi của cháu chỉ cần dung 2-3 chai là khỏi nhưng với trẻ từ 3-4 tuổi trở xuống do cơ quan nội tang chưa ổn định nên kể cả khi hết mồ hôi trộm sau khi dung thuốc nhưng bệnh hoàn toàn có thể quay lại nếu gặp cảm sốt. Do đó, tốt nhất bạn cho bé dung thường xuyên Thuốc trị MHT Đức Thịnh kể cả sau khi cháu đã hết mồ hôi trộm. Việc này giúp củng cố và tang cường chức năng phổi của cháu, giúp cháu ít bị ho, cảm vặt, ngủ tốt.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Optionally add an image (JPEG only)

     



    CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T ĐỨC THỊNH - GROUP

     Địa chỉ: 154 Tam Trinh, P. Yên Sở, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 658 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.

    © 2023 Bản quyền thuộc về 3T Pharma
    Gọi ngay
    Messenger
    Tư vấn
    Bản đồ