Triệu chứng dị ứng hay gặp vào tháng 04 | 3T Pharma

DANH MỤC

Triệu chứng dị ứng hay gặp vào tháng 04 | 3T Pharma

Đăng ngày: 17/03/2023 - Cập nhật ngày 25/03/2023.
69
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Dị ứng là những dấu hiệu bất thường của cơ thể, xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, thức ăn, mỹ phẩm, thuốc, thời tiết thay đổi. Triệu chứng dị ứng gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, công việc của người mắc. 

1. Nguyên nhân gây dị ứng là gì?

Nguyên nhân dị ứng do hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn một chất bình thường, vô hại là có hại và tạo ra các kháng thể để chống lại tác nhân gây dị ứng đó. Lần sau, khi bạn tiếp xúc với tác nhân đó, các kháng thể sẽ giải phóng một số chất như histamin, tạo ra các phản ứng dị ứng trên da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,…

Một số nguyên nhân có thể gây dị ứng bao gồm:

  • Do chức năng gan suy yếu, độc tố không được đào thải khỏi cơ thể dẫn đến các phản ứng dị ứng, mẩn ngứa, mề đay mãn tính trên da.
Chức năng gan suy giảm là nguyên nhân gây dị ứng khá phổ biến

Chức năng gan suy giảm là nguyên nhân gây dị ứng khá phổ biến

  • Các loại thực phẩm như: sữa bò, trứng, lạc, hải sản, một số loại hạt, lúa mì,…
  • Các chất trong không khí như: phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, bụi bẩn.
  • Côn trùng như ong, kiến,…
  • Mỹ phẩm: Một số thành phần mỹ phẩm dễ gây dị ứng như: chất bảo quản, hương liệu, dầu khoáng, retinol,…
  • Các loại thuốc, đặc biệt là nhóm kháng sinh penicillin.
  • Mủ cao su hoặc các loại hóa chất, xi măng.

2. Một số loại dị ứng và dấu hiệu nhận biết

Các biểu hiện của dị ứng có thể xuất hiện trên da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Tùy vào loại dị ứng và cơ địa mà người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, cụ thể:

2.1. Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là loại dị ứng phổ biến, có thể xảy ra trong bất kỳ thời tiết nào, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng. Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thời tiết bao gồm: 

  • Da nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu khi tiếp xúc với thời tiết, nhất là vùng da hở như cổ, mặt, bàn tay, bàn chân.
Da mẩn đỏ, ngứa ngáy là dấu hiệu dị ứng thời tiết phổ biến

Da mẩn đỏ, ngứa ngáy là dấu hiệu dị ứng thời tiết phổ biến

  • Da sưng rộp, phù lên.
  • Mề đay cấp tính: Da người bệnh nổi các nốt mề đay rải rác hoặc thành mảng kèm theo ngứa ngáy kinh khủng. Tình trạng này có thể xuất hiện tại một vài vị trí trên da hoặc toàn thân. 
  • Xuất hiện các triệu chứng hô hấp như: sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi.
  • Sốc phản vệ: Đây là triệu chứng nguy hiểm nhất khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh có thể bị lơ mơ, khó thở, huyết áp tụt nhanh, bất tỉnh. Khi phát hiện tình trạng này, người bệnh cần được cấp cứu và can thiệp y tế ngay để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

2.2. Dấu hiệu dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là trạng thái phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với một số loại thực phẩm như: trứng, sữa, hải sản, các loại hạt,… 

  • Ngứa trong miệng, cổ họng.
  • Phát ban da, đỏ da kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
  • Khò khè, nghẹt mũi, khó thở.
  • Đau bụng, tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn.
  • Sốc phản vệ: Khi bị sốc phản vệ do dị ứng thực phẩm, người bệnh có thể bị co thắt đường thở, khó thở, huyết áp tụt nhanh, chóng mặt, ngất xỉu,… Người bệnh cần được cấp cứu sớm để tránh nguy hiểm tính mạng.

2.3. Biểu hiện của dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là tình trạng khá nguy hiểm ngay sau khi người bệnh sử dụng thuốc. Các dấu hiệu của dị ứng thuốc bao gồm:

  • Nổi mề đay: Đây là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất khi bị dị ứng thuốc. Sau khi dùng thuốc 3 – 5 phút, người bệnh sẽ có cảm giác nóng da. Sau đó nổi các nốt sẩn phù màu hồng hoặc đỏ. Các nốt này có thể rải rác hoặc tạo thành mảng trên đầu, tay chân hoặc toàn thân. Tình trạng này thường đi kèm ngứa ngáy rất kinh khủng.
Dị ứng thuốc gây nổi mề đay trên da

Dị ứng thuốc gây nổi mề đay trên da

  • Viêm da dị ứng (chàm hoặc eczema): Người bệnh sẽ bị mẩn đỏ, nổi mụn nước trên da kèm theo ngứa ngáy tại vị trí tiếp xúc với thuốc.
  • Đỏ da toàn thân như tôm luộc: Đây là tình trạng khá nguy hiểm sau khi người bệnh sử dụng các thuốc như: penicillin, ampicillin,… Sau đó, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng bong vảy trắng trên da, ngứa khắp người kèm theo sốt cao, rối loạn tiêu hóa.
  • Các triệu chứng khác bao gồm: Da phát ban, sốt, khó thở, thở khò khè, sổ mũi, chảy nước mắt,…
  • Sốc phản vệ: Sau dùng thuốc, người bệnh sẽ thấy đường thở bị co thắt, khó thở, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, mạch nhanh, bồn chồn, huyết áp tụt đột ngột, mất ý thức, lơ mơ, bất tỉnh. Người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay để đảm bảo an toàn cho tính mạng.

2.4. Triệu chứng dị ứng cao su

Triệu chứng dị ứng cao su thường xuất hiện tại vị trí tiếp xúc trực tiếp với cao su với các triệu chứng bao gồm:

  • Dấu hiệu trên da: Da bị ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay vô cùng khó chịu.
  • Các dấu hiệu dị ứng toàn thân: Da toàn thân nổi mề đay, sưng tấy kèm theo ngứa ngáy. Ngoài ra, người bệnh sẽ bị sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng,…

Dị ứng cao su có thể khiến người bệnh nổi mề đay toàn thân

  • Sốc phản vệ: Trong một số trường hợp, người bệnh tiếp xúc với cao su có thể bị sốc phản vệ với dấu hiệu như khó thở, khó nuốt, lơ mơ, bất tỉnh, mạch nhanh,… Người bệnh cần được cấp cứu để đảm bảo tính mạng.

2.5. Dấu hiệu dị ứng da do mỹ phẩm

Dị ứng mỹ phẩm xảy ra ngay sau khi sử dụng mỹ phẩm hoặc sau từ 1 – 2 ngày. Các dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm bao gồm:

  • Da nổi mụn trứng cá: Nếu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm không phù hợp với da có thể gây bít tắc lỗ chân lông, ứ đọng bụi bẩn, dẫn đến hình thành mụn trứng cá.
  • Viêm da: Da xuất hiện các mảng hồng ban đỏ, nổi mụn nước kèm theo ngứa ngáy nặng. Sau đó, mảng hồng ban này có thể khô, bong tróc vảy.
  • Nổi mề đay: Vùng da tiếp xúc với mỹ phẩm có thể nổi mề đay, sẩn phù kèm theo ngứa ngáy kinh khủng.
  • Da khô, bong tróc tại vị trí dùng mỹ phẩm.
Mỹ phẩm

Dị ứng mỹ phẩm có thể khiến da khô, bong tróc

  • Sạm da, lão hóa da, teo da: Tình trạng này thường do sử dụng mỹ phẩm tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kem trộn. Da sẽ bị lão hóa sớm, xuất hiện nám, sạm, tàn nhang, nếp nhăn, da mỏng, lộ mao mạch dưới da.

3. Điều trị và phòng tránh dị ứng như thế nào?

Để điều trị và phòng tránh dị ứng hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

3.1. Cách điều trị dị ứng 

  • Ngừng tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như: lông thú cưng, nấm mốc, phấn hoa, mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm, cao su,…
  • Điều trị theo Tây y: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc như: thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm,… để giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng liệu pháp miễn dịch, tiêm epinephrine cấp cứu trong trường hợp nặng, nghiêm trọng.
  • Điều trị tại nhà với các mẹo dân gian: thoa gel nha đam, tắm nước lá lốt, lá khế,… Những cách này giúp cải thiện các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy hiệu quả.
  • Thoa các loại kem dưỡng da để giúp duy trì độ ẩm trên da hiệu quả.
  • Với các triệu chứng ở hô hấp như sổ mũi, hắt hơi, người bệnh nên rửa sạch mũi với nước muối sinh lý.

3.2. Cách phòng ngừa dị ứng 

Để phòng ngừa dị ứng tái phát, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, lông thú cưng,…
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn,…
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Khi thời tiết chuyển mùa, nồm ẩm thì nên hạn chế ra ngoài đến mức tối đa để tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng.
  • Hạn chế hoặc không tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Ví dụ như: hạnh nhân, hải sản, trứng, sữa,…
Người bị dị ứng thức ăn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dễ gây dị ứng

Người bị dị ứng thức ăn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dễ gây dị ứng

  • Khi sử dụng mỹ phẩm nên chọn sản phẩm phù hợp với loại da. Mua tại các địa chỉ uy tín, nên dùng mỹ phẩm thiên nhiên.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu, dầu khoáng, chất bảo quản,… để phòng ngừa nguy cơ dị ứng mỹ phẩm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Mặc phù hợp với thời tiết để phòng ngừa dị ứng thời tiết hiệu quả.

3.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên

Sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Bì Đức Thịnh: Sản phẩm có thành phần là các vị thuốc quý có tác dụng khu trừ, đào thải độc tố trong gan, giúp gan khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ, làm giảm triệu chứng và phòng ngừa mề đay, mẩn ngứa, dị ứng tái phát hiệu quả. An Bì Đức Thịnh an toàn, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.

An Bì Đức Thịnh

An Bì Đức Thịnh giúp hỗ trợ làm giảm và phòng dị ứng cho cả người lớn và trẻ em

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm An Bì Đức Thịnh, mời bạn click vào ĐÂY.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về các triệu chứng dị ứng của 5 loại dị ứng phổ biến hiện nay. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Optionally add an image (JPEG only)

     



    CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T ĐỨC THỊNH - GROUP

     Địa chỉ: 154 Tam Trinh, P. Yên Sở, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 658 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.

    © 2023 Bản quyền thuộc về 3T Pharma
    Gọi ngay
    Messenger
    Tư vấn
    Bản đồ