DANH MỤC

Bật mí tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ

Đăng ngày: 11/12/2012 - Cập nhật ngày 26/12/2023.
5029

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Hoàng Anh

Theo ý kiến đưa ra từ các chuyên gia, khi đi vệ sinh ngồi xổm thay vì ngồi xí bệt sẽ giúp cơ thể ít phải gắng sức hơn, điều đó tốt cho người bệnh trĩ ngoại và u đại tràng. Vậy tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ là tư thế nào? Cùng 3T Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ

Người bị trĩ nên ngồi như thế nào? Tư thế ngồi tốt cho người bị trĩ là tư thế nào?

1. Tại sao ngồi nhiều lại bị trĩ?

Dân công sở, tại xế, công nhân sản xuất dây truyền… hay những người khi làm việc phải ngồi nhiều có tỉ lệ mắc trĩ cao hơn bình thường. Đặc thù công việc của những ngành nghề này là ngồi làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ phần cơ thể bên dưới ít phải hoạt động.

Việc ngồi nhiều và lâu khiến khí huyết lưu thông chậm hơn. Lượng máu giàu oxy chảy qua búi trĩ dễ bị lọt vào các khoang rỗng trong búi trĩ, nó lắng đọng trong khoang và khiến búi trĩ phình to nhanh hơnkhiến cho biểu hiện sa búi trĩ cũng như các triệu chứng đau trĩ chuyển nặng.

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ

Ngồi nhiều khiến các mạch máu không lưu thông được dẫn đến trĩ

Ngồi lâu, liên tục ngoại trừ dễ bị trĩ còn khiến thể chất phải đối mặt với cùng 1 số vấn đề khác:

  • Hệ tiêu hóa vận động không hiệu quả. Khi cả cơ thể ít vận động sẽ làm nhu động ruột  dạ dày co bóp không ổn định. Từ đó gây thực trạng dễ ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…
  • Dễ dẫn đến lo lắng, stress. Không hoạt động hay đi lại trong 7 – 8 giờ liên tục dễ dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng đầu óc và stress.
  • Bị quên uống nước và dễ làm táo bón. Ngồi làm việc không ngừng khiến cho chúng ta dễ bị cuốn việc và quên không uống đủ tiêu chuẩn nước để cấp chất khoáng cho cơ thể (tối thiểu từ 1,5 – 2 lit/ngày). Điều đó kéo dài trong suốt thời gian thậm chí gây không ổn định tiêu hóa, gây táo bón.

Thắc mắc: Bị bệnh trĩ có nên tập GYM không?

Tình trạng bệnh trĩ của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

2. Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ

Ngồi xổm thay vì ngồi xí bệt sẽ giúp người bệnh tự nhiên hơn và cơ thể ít phải gắng sức. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường ruột như bệnh trĩ hay u đại tràng. Tuy nhiên, việc này sẽ khó khăn hơn vì xu hướng hiện nay sử dụng xí bệt đang chiếm ưu thế.

Để giải quyết tình trạng này, các chuyên gia khuyên những bệnh nhân đang gặp khó khăn với các vấn đề đường ruột nên kê một cái ghế dưới chân khi ngồi xí bệt vì điều này sẽ giúp mô phỏng tư thế cơ thể giống như khi ngồi xổm. “Việc đặt chân lên một vật cao khoảng 20cm và gập người về phía trước khi đi vệ sinh sẽ hỗ trợ rất tốt cho cơ thể, giúp tăng lực đẩy tự nhiên cho hệ tiêu hóa mà không cần phải gắng sức”.

Xem thêm >> 7 Bài tập cho người bệnh trĩ

Ngoài ra, nâng cao chân theo cách này một cách thường xuyên cũng sẽ rút ngắn thời gian đi vệ sinh và giảm được áp lực, căng thẳng cho đường ruột. Với cách làm này chắc chắn sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trĩ ngoại trở nên hiệu quả hơn. Việc ngồi đúng tư thế ngồi sẽ giúp người bị trĩ giảm bớt cơn đau do trĩ. Từ đó mà việc điều trị được hiểu quả hơn.

3. Khắc phục bệnh trĩ bằng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên

Những tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ sẽ giúp cho chứng bệnh được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm được điều chế từ thảo dược thiên nhiên. Với các thành phần như Đảng sâm, Đương quy, Hạnh nhân, Bạch truật, Cát cánh, Đại hoàng,… An trĩ Đức Thịnh giúp hỗ trợ điều trị táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại rất hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm thông tin về sản phẩm và các chương trình ưu đãi TẠI ĐÂY.

tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ

An trĩ Đức Thịnh – Sản phẩm từ thiên nhiên cho người bị bệnh trĩ

Các bạn quan tâm tới sản phẩm An trĩ Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

4. Giải đáp những câu hỏi liên quan

4.1. Ngồi xổm có bị trĩ không?

Ngồi xổm rất tốt cho người bị trĩ. Tư thế này giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó mà việc đại tiện cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt là giúp bệnh trĩ không phát triển theo chiều hướng xấu.

4.2. Tư thế ngồi ngâm trĩ

Hòa tan một ít muối cùng nước ấm rồi ngồi ngâm hậu môn trong khoảng 15-20 phút. Tư thế ngồi là cần ngâm hậu môn trong tình trạng ngập nước. Sau khi xong nên dùng khăn sạch để lau khô vùng hậu môn, tránh để ẩm ướt khiến cho vi khuẩn xâm nhập. Nên thực hiện đều đặn 3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi đại tiện sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn mỗi khi ngâm hậu môn bằng cách này.  Vì vậy, người bệnh nên áp dụng hàng ngày để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát lại.

tư thế ngồi tốt cho người bị trĩ

Ngâm trĩ với nước muối ấm cho cảm giác dễ chịu

4.3. Ngồi như thế nào để không bị trĩ? Cách ngồi để không bị trĩ

Các tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ đã được nêu lên ở trên. Vậy cách ngồi nhiều không bị trĩ là cách nào?

  • Không nên ngồi trên bề mặt ghế quá cứng. Điều này dễ gây chèn ép các mạch máu và khiến quá trình lưu thông máu ở khu vực hậu môn bị ách tắc. Ngồi lên một tấm đệm lót mềm bên dưới sẽ giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn.
  • Không nên ngồi yên trong thời gian quá lâu. Nên đi lại khoảng 3 – 4 phút sau khi đã ngồi liên tục khoảng 40-45 phút. Đây là cách ngồi lâu không bị trĩ rất hiệu quả.
  • Không nên nhịn đại tiện trong thời gian quá lâu. Cũng không nên ngồi đại tiện quá lâu. Nên tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng trước khi đến chỗ làm để tránh những tình huống khó xử khi đang trong thời gian làm việc nhé.

4.4. Đang bị trĩ nên nằm như thế nào? Tư thế nằm ngủ khi bị trĩ

Bệnh trĩ có thể được cải thiện nếu như bạn nằm đúng cách. Vậy nên mỗi khi nằm, người bị trĩ nên duy trì tư thế hợp lý tránh tạo áp lực lên vùng hậu môn.

  • Không nằm ngửa: Các chuyên gia khuyên rằng người bị trĩ không nên nằm ngửa khi ngủ. Bởi tư thế này làm tăng áp lực lên hậu môn và trực tràng. Từ đó mà khiến búi trĩ bị chèn ép gây ra đau đớn cho người bệnh khi tỉnh dậy. Bạn hãy hạn chế nằm ngửa để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh trĩ.
  • Nằm nghiêng về 2 phía: tư thế này sẽ ít tạo áp lực lên vùng hậu môn hơn khi nằm ngửa. Chuyển đổi giữa 2 bên sẽ giúp hông không bị mỏi và đau khi tỉnh dậy.
  • Nằm sấp là tư thế phù hợp cho người bị trĩ. Tư thế này giúp vùng hậu môn quay lên phía trên nên các búi trĩ sẽ không phải chịu áp lực từ cơ thể. Vậy nên, búi trĩ có thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện tốt để cải thiện bệnh trĩ.
tư thế ngồi tốt cho người bị trĩ

Tư thế nằm tốt nhất cho người bị trĩ là nằm nghiêng sang trái, phải hoặc nằm sấp

Trên đây là chúng tôi đã bật mí cho bạn các tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ. Hy vọng những thông tin này có ích đối với các bạn và gia đình. Nếu có thêm thắc mắc, để lại ngay thông tin trong form dưới đây, gọi qua hotline: 087 637 8866 hoặc nhắn tin trực tiếp qua messenger, các chuyên gia của 3T Pharma luôn sẵn sàng Tư Vấn.

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.