Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Hàn Ngọc Lan
Viêm kết mạc dị ứng là bệnh kết mạc thường gặp và là một trong những loại dị ứng gây khó chịu nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào?
1. Viêm kết mạc dị ứng là gì?
Viêm kết mạc dị ứng là một loại viêm cấp tính hoặc mạn tính phản ứng do các tác nhân dị ứng trong không khí gây ra. Các triệu chứng của nó bao gồm ngứa, chảy nước mắt, xuất tiết và sưng kết mạc. Chẩn đoán của bệnh này được đưa ra dựa trên triệu chứng lâm sàng. Để điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng histamine và chất ổn định dưỡng bào.
Các loại viêm kết mạc dị ứng bao gồm:
- Viêm kết mạc dị ứng cấp: là do cơ chế bệnh sinh phản ứng viêm cấp tính xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Các triệu chứng bao gồm sưng phù mi mắt và kết mạc, làm cho người bệnh có thể cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên, tình trạng này thường tự giới hạn và kéo dài trong vài giờ.
- Viêm kết mạc dị ứng cấp: là do cơ chế bệnh sinh phản ứng viêm cấp tính xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Các triệu chứng bao gồm sưng phù mi mắt và kết mạc, làm cho người bệnh có thể cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên, tình trạng này thường tự giới hạn và kéo dài trong vài giờ.
- Viêm kết mạc dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm: Trạng thái dị ứng thường nặng hơn vào mùa xuân hoặc mùa hè của các nước ôn đới, hoặc có thể xuất hiện quanh năm và kèm theo viêm mũi dị ứng.
- Viêm kết mạc dị ứng trong mùa xuân: là một dạng bệnh đặc biệt thường gặp ở trẻ nam từ 5 – 7 tuổi, đặc điểm là có tiền sử bị chàm và tiền căn dị ứng trong gia đình. Bệnh này có thể gây tổn thương cho giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
- Dị ứng kết – giác mạc: thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc điểm là có tiền sử mắc bệnh chàm hoặc hen suyễn. Viêm kết mạc dị ứng ở dạng này thường xuất hiện quanh năm, ngoài việc gây tổn thương cho kết mạc, còn làm sưng, vảy da mi và sừng da mi, gây ảnh hưởng đến thị lực.
- Viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ: là một dạng bệnh do sự tiếp xúc cơ học trực tiếp giữa kết mạc mi với các dị vật như kính áp tròng, mắt giả, hoặc chỉ khâu. Tình trạng này có thể gây ra tổn thương dạng nhú lớn ở mi mắt, được chẩn đoán thông qua quá trình khám lâm sàng.
2. Biến chứng của viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng nếu người bệnh chủ quan, có thể dẫn đến một số biến chứng như loét giác mạc, giảm thị lực.
- Loét giác mạc: Đây là tình trạng mắt bị đỏ, sưng nề, đau nhức, chảy nước mắt, khó mở mắt, mắt cộm khó chịu. Nếu không được điều trị sớm, loét giác mạc có thể khiến nhiễm trùng lan ra phía sau nhãn cầu (viêm nội nhãn), gây teo nhãn cầu.
- Giảm thị lực: Tình trạng này để lâu không điều trị có thể gây giảm thị lực, mỏi mắt, khó tập trung khi nhìn vào 1 vật thể hoặc khi cần chuyển tầm nhìn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị khô mắt, mờ mắt, tầm nhìn giảm xuống.
3. Nguyên nhân mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng
Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng khá đa dạng. Một số yếu tố có thể gây bệnh bao gồm:
- Phấn hoa: Vào mùa xuân, hè khi hoa nở rộ, nồng độ phấn hoa trong không khí đậm đặc có thể gây ra các bệnh dị ứng.
- Nấm mốc: Nhà bụi bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ, nhất khi khi trời nồm sẽ khiến nấm mốc sinh sôi, dễ dẫn đến các dị ứng.
- Lông thú cưng: Dị ứng lông thú cưng thường xảy ra ở hệ hô hấp, da nhưng mắt cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tác nhân này.
- Bụi bẩn, không khí ô nhiễm: Những tác nhân này cũng làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng. Đặc biệt là người ở các thành phố lớn.
Tình trạng viêm kết mạc dị ứng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
4. Dấu hiệu nhận biết
Viêm kết mạc dị ứng gây nhiều dấu hiệu khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình:
- Mắt đỏ, cộm lên, đau rát và tiết nhiều dử ghèn màu vàng.
- Mi mắt sưng nề, đỏ mọng.
- Ngứa ngáy ở một hoặc cả 2 bên mắt.
- Chảy nước mắt thường xuyên.
- Mủ hoặc chất dịch chảy ra, tạo thành lớp màng trong mắt khi bạn ngủ. Sáng hôm sau ngủ dậy, bạn sẽ thấy rất khó khăn để mở mắt.
- Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, viêm mũi dị ứng,…
5. Điều trị viêm kết mạc dị ứng
Tuy bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ khiến người bệnh rất khó chịu. Do đó, bạn nên áp dụng một số cách điều trị sớm để giúp mắt dễ chịu hơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả.
5.1. Điều trị tại nhà
Một số kinh nghiệm chữa viêm kết mạc dị ứng tại nhà bao gồm:
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo không có bụi bẩn, lông thú cưng. Có thể sử dụng máy lọc không khí cho gia đình để không khí luôn sạch.
- Hạn chế ra ngoài trời khi không cần thiết, hạn chế đến nơi có nhiều phấn hoa. Nếu cần ra ngoài thì nên đeo kính bảo vệ mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, nước hoa, keo tẩy.
- Không lấy tay dụi mắt bởi có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh phù hợp để giảm sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu ở mắt.
5.2. Dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi các triệu chứng không thuyên giảm sau khi được điều trị tại nhà, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị hoặc các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng bao gồm:
- Thuốc nhỏ mắt chống viêm hoặc thuốc kháng histamin.
- Nước mắt nhân tạo, sản phẩm bôi trơn nhãn cầu.
- Thuốc nhỏ mắt kháng viêm steroid.
- Thuốc kháng sinh chống bội nhiễm.
6. Cách phòng tránh và lưu ý khi mắc viêm kết mạc dị ứng
Với những người có cơ địa dễ dị ứng, có tiền sử dị ứng, việc phòng bệnh và lưu ý khi chữa bệnh là vô cùng cần thiết.
6.1. Cách phòng tránh viêm kết mạc dị ứng
Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh này hiệu quả.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn,…
- Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài trời, nhất là vào thời điểm chuyển mùa, nhiều bụi mịn.
- Không lấy tay dụi mắt.
- Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, kính đeo mắt, khẩu trang,…
- Dùng nước muối nhỏ mắt sau khi đi ngoài trời về hoặc sau khi tiếp xúc với khói bụi.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, E, C để nâng cao sức khỏe của mắt.
6.2. Lưu ý khi mắc viêm kết mạc dị ứng
- Vệ sinh mắt kỹ lưỡng 3 lần/ngày bằng cách lau mắt nhẹ nhàng, lấy dử ghèn với bông mềm hoặc khăn giấy mềm. Sau khi dùng xong thì bạn cần bỏ vào thùng rác, tránh tái sử dụng.
- Mỗi người bệnh cần dùng lọ thuốc riêng biệt với người khác để tránh lây lan. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện 1 bên mắt thì cũng không được dùng lọ thuốc đó nhỏ cho bên còn lại.
- Vệ sinh tay sạch trước khi nhỏ mắt để đảm bảo an toàn.
- Trong thời gian bị bệnh, người bệnh chỉ nên ở nhà và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh để đảm bảo an toàn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để mắt nhanh hồi phục.
Bài viết đã mang đến cho bạn thông tin chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị cũng như phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng hiệu quả. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn