DANH MỤC

10 dạng viêm môi dị ứng thường gặp và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả!

Đăng ngày: 14/03/2023 - Cập nhật ngày 22/08/2023.
2009

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Nhị Hà

Viêm môi dị ứng là tình trạng vô cùng khó chịu với các dấu hiệu như da môi đỏ, bong tróc kèm theo ngứa rát. Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người mắc tự ti, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc, đặc biệt các công việc yêu cầu nhiều giao tiếp. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, các dạng viêm môi dị ứng cũng như cách điều trị, phòng ngừa là gì? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. Viêm môi dị ứng là gì?

Viêm môi là một bệnh lý da phổ biến, có đặc điểm là môi bị viêm cấp hoặc mạn tính. Các triệu chứng chính bao gồm sưng, đỏ, nứt, đóng vảy, đau, teo, ngứa tại môi và tổn thương viêm khu trú trong hoặc ngoài viền môi.

Nguyên nhân của viêm môi có thể là do các tác nhân gây viêm tại chỗ hoặc thứ phát từ các bệnh lý toàn thân như lupus ban đỏ hệ thống, bệnh bọng nước tự miễn dịch, suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý ác tính (ví dụ như sarcoidosis).

Viêm môi dị ứng khiến da môi bong tróc, nứt nẻ, chảy máu

Viêm môi dị ứng khiến da môi bong tróc, nứt nẻ, chảy máu

2. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm môi dị ứng

Môi bị dị ứng khiến môi của bạn gặp tình trạng ngứa rát, sưng tấy, môi khô, bong tróc vô cùng khó chịu.

  • Ngứa rát viền môi: Đây là dấu hiệu đầu tiên khi bị dị ứng sưng môi. Thông thường, môi dưới sẽ bị tổn thương trước, sau đó lan sang cả 2 môi.
  • Sưng tấy môi: Môi của bạn sẽ bị sưng tấy lên vô cùng khó chịu.
  • Môi nổi mụn nhỏ li ti: Sau 1 – 2 ngày kể từ khi bạn xuất hiện dấu hiệu đầu tiên, môi có thể bị nổi mụn nhỏ li ti, bên trong mọng nước.
  • Da môi khô, nứt nẻ, bong tróc: Một số trường hợp bị viêm môi dị ứng sẽ có tình trạng da môi bị khô, nứt, chảy máu, đau rát. 
  • Môi thâm đen, mất thẩm mỹ: Sau 7 – 10 ngày, môi của người bệnh có thể thâm đen, xấu xí và mất một thời gian thì môi mới trở lại bình thường. Điều này khiến người bệnh vô cùng tự ti, mặc cảm.
Môi thâm đen khi bị viêm môi dị ứng khiến người bệnh tự ti

Môi thâm đen khi bị viêm môi dị ứng khiến người bệnh tự ti

3. Nguyên nhân gây viêm môi dị ứng

Viêm môi là một bệnh lý ngoài da phổ biến, có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Ánh sáng: Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương lớp mô bên ngoài môi. Tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn gấp 3 lần so với nữ giới, và người da trắng có tỷ lệ mắc cao hơn. Việc sử dụng trầu, hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm môi do ánh sáng.
  • Viêm da tiếp xúc: Tiếp xúc với các chất kích thích hoặc dị ứng như mỹ phẩm, kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa, các chất tạo màu, mùi trong thực phẩm.
  • Nhiễm trùng: Viêm môi thường xảy ra do nhiễm virus (HSV, HPV, varicella zoster virus), vi khuẩn vùng răng miệng (săng giang mai, tụ cầu vàng, liên cầu), ký sinh trùng leishmania hoặc nhiễm nấm (candida).
  • Bệnh lý toàn thân ở da: Bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm da cơ địa như chàm, vẩy nến,… có nguy cơ mắc bệnh viêm môi cao.
Thức khuya kéo dài có thể kích hoạt phản ứng dị ứng da môi

Thức khuya kéo dài có thể kích hoạt phản ứng dị ứng da môi

Tình trạng viêm môi của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

4. Các dạng viêm môi cơ địa

Viêm môi dị ứng, viêm môi cơ địa bao gồm nhiều loại, dưới đây là một số loại phổ biến: 

Chàm ở môi (Eczematous Cheilitis)

Chàm ở môi hay còn có tên gọi khác là viêm da môi, viêm môi có vảy tiết. Đây là căn bệnh da liễu rất thường gặp. Các nguyên nhân gây chàm môi có thể là:

  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong đồ dùng. Ví dụ như kem đánh răng, son môi, son dưỡng,… Ngoài ra một số loại thực phẩm cũng có thể khiến chứng ta có nguy cơ gặp tình trạng này.
  • Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi bất thường.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, thất thường hoặc người nhạy cảm với nóng, lạnh.
  • Người thường có thói quen liếm môi.
  • Người mắc các bệnh như HIV, Giang mai.

Các triệu chứng của bệnh này thường là môi nổi mẩn đỏ, mụn nước, chảy dịch, khô môi, nứt nẻ, đóng vảy. Ngoài ra, môi người bệnh còn bị ngứa rát, lở loét, chảy máu, đau rát,…

Viêm môi tiếp xúc (Contact Cheilitis)

Viêm môi tiếp xúc là tình trạng da môi bị dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như thời tiết, mỹ phẩm,… gây nên triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở vùng môi.

Viêm môi ánh sáng (Actinic Cheilitis)

Viêm môi ánh sáng là tình trạng da môi bị tổn thương do thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số các triệu chứng có thể kể đến như: môi khô kéo dài, bong tróc vảy hoặc môi bị loét, viêm, đau nhức, nứt nẻ, chảy máu.

Tình trạng này hay xảy ra ở nông dân hay người làm nghề chài lưới, đi biển. Đây là những nghề tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nhất nên tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, phần lớn những người bị viêm môi ánh sáng đều có làn da trắng hoặc sáng. Tỉ lệ mắc rất cao ở những người bạch tạng hoặc những người có rối loạn sắc tố da.

Một vài nguyên nhân khác khiến cơ thể mắc viêm môi ánh sáng có thể kể đến như: hút thuốc, tuổi tác, uống nhiều rượu, nhiễm HPV, bị mụn cóc,… Theo thống kê, có đến 90% trường hợp viêm môi ánh sáng xảy ra ở môi dưới.

Viêm môi ánh sáng với biểu hiện môi lở loét, đau nhức

Viêm môi ánh sáng với biểu hiện môi lở loét, đau nhức

Viêm môi nhiễm trùng (Infective Cheilitis)

Viêm môi nhiễm trùng (infectious cheilitis) chủ yếu do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Bệnh có thể gây các triệu chứng như: phù nề, sưng đau, ngứa môi, bong tróc vảy.

Nguyên nhân gây viêm môi nhiễm trùng có thể do:

  • Virus HSV, HPV, varicella zoster.
  • Vi khuẩn giang mai, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn hoặc những vi khuẩn phát triển ở vùng miệng, nướu, răng ảnh hưởng đến môi.
  • Ký sinh trùng leishmania, nấm Candida.

Viêm môi vùng mép (Angular Cheilitis)

Viêm môi vùng mép là bệnh viêm da cấp tính hoặc mãn tính với các triệu chứng như da nứt nẻ, sưng đỏ, chảy dịch ở mép miệng, gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp và ăn uống.

Viêm môi bong vảy (Exfoliative Cheilitis)

Viêm môi bong vảy là tình trạng môi bị khô, bong tróc vảy, môi đỏ, đau nhẹ. Nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị có thể khiến các triệu chứng nặng nề hơn như: môi nứt nẻ, chảy máu tạo thành các vết nứt sâu.

Da môi bong tróc vảy do viêm môi bong vảy

Da môi bong tróc vảy do viêm môi bong vảy

Viêm môi xâm nhập tương bào (Plasma Cell Cheilitis)

Viêm môi xâm nhập tương bào là tình trạng hiếm gặp, lành tính, không rõ nguyên nhân và có thể tự khỏi. Mô bệnh học cho thấy, lớp trung bì nông bị tương bào xâm nhập dày đặc, môi có thể sưng đỏ, ngứa rát khó chịu.

Viêm môi do thuốc

Như đã nói ở trên, khi sử dụng một số loại thuốc điều trị, bạn cũng có thể bị viêm môi dị ứng, gây sưng đỏ, ngứa môi khó chịu.

Viêm môi dạng u hạt (Cheilitis Granulomatosa)

Viêm môi u hạt (cheilitis granulomatosa) là bệnh lý được biết đến là phản ứng u hạt không gây nhiễm trùng. Biểu hiện ở vùng miệng-mặt, giống phản ứng quá mẫn chậm. Tình trạng này thường gặp ở một bên môi dưới với biểu hiện sưng mềm giai đoạn đầu, sau đó dày và chắc nhưng không gây đau.

Sẩn ngứa do ánh nắng (Actinic Prurigo)

Sẩn ngứa do ánh nắng là tình trạng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì da môi sẽ có biểu hiện như khô nẻ, đóng vảy sừng,… Bệnh này thường gặp ở nhóm người thường xuyên làm việc ngoài trời, sống ở vùng khí hậu khô và nóng. Ngoài ra, người hút thuốc lá, nhạy cảm với ánh sáng,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

5. Cách điều trị và phòng ngừa viêm môi dị ứng

Viêm môi dị ứng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

5.1. Cách điều trị viêm môi dị ứng

Để điều trị hiệu quả viêm môi dị ứng, người bệnh cần đến khám tại các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó được bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp.

Một số cách điều trị viêm môi dị ứng được chuyên gia khuyến cáo bao gồm:

  • Bôi các loại thuốc kháng viêm và giảm sưng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống các loại thuốc kháng histamin để giảm ngứa, giảm các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại vitamin dưỡng môi như B2, PP,…
  • Đeo khẩu trang khi ra đường và phải đảm bảo khẩu trang luôn sạch sẽ.
  • Tránh để môi tiếp xúc với thức ăn bởi dầu mỡ, muối mặn,… có thể khiến tình trạng viêm môi dị ứng trầm trọng hơn.
  • Không cào gãi khi môi đang bị dị ứng, tổn thương.
  • Không liếm môi, bặm môi.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh làm triệu chứng nặng nề hơn

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh làm triệu chứng viêm môi dị ứng nặng nề hơn

5.2. Cách phòng ngừa viêm môi dị ứng

  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học. Bổ sung đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất, bổ sung rau xanh, trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích,…
  • Ăn nhiều trái cây tốt cho da như cam, bưởi, dưa lưới,…
  • Không lạm dụng mỹ phẩm, chỉ nên sử dụng mỹ phẩm, son môi chính hãng, tránh các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
  • Sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ cho làn da. Tránh sản phẩm có nồng độ chất tẩy rửa mạnh.
  • Dưỡng môi thường xuyên để tránh môi khô, bong tróc.
Dưỡng môi là biện pháp phòng ngừa khá hiệu quả

Dưỡng môi là biện pháp phòng ngừa viêm môi dị ứng khá hiệu quả

Hy vọng với các thông tin về bệnh viêm môi dị ứng ở trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức để phát hiện, điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.