Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, người bệnh không được chủ quan và cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Vậy viêm phế quản bội nhiễm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh ra sao? Cách điều trị như thế nào? Hãy dành ra 10 phút để tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về viêm phế quản bội nhiễm
Bội nhiễm là hiện tượng xuất hiện chủng virus hoặc vi khuẩn mới bên cạnh bệnh lý chính, đôi khi xảy ra tại vị trí cũ đã từng bị nhiễm trùng. Tình trạng bội nhiễm khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn do vi khuẩn hoặc virus đó có khả năng kháng thuốc.
Khi bị viêm tiểu phế quản, bệnh nhân thường có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, ho khan, ho có đờm hoặc sốt. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Khi gặp tình trạng bội nhiễm, cần phải điều trị bằng những loại thuốc đặc hiệu được khuyến cáo bởi bác sĩ chuyên khoa để có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn hoặc virus mới.
Nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm
Nguyên nhân của bệnh chủ yếu do việc điều trị viêm phế quản không dứt điểm. Khi virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể, chúng sẽ gây ra các ổ nhiễm trùng mới trên nền các vị trí đã bị trước đó. Ngoài ra, virus, vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm tại nhiều vị trí khác của hệ hô hấp.
Một số loại virus, vi khuẩn gây viêm phế quản bội nhiễm có thể kể đến như:
- Virus: Virus cúm, virus cúm gia cầm H5N1, coronavirus, virus đại thực bào hô hấp,… có thể gây viêm phế quản bội nhiễm.
- Vi khuẩn: Một số vi khuẩn gây mủ, vi khuẩn gây viêm có thể gây ra viêm phế quản bội nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn so với viêm phế quản do virus.
Tình trạng viêm phế quản của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
Triệu chứng khi bị viêm phế quản bội nhiễm
Triệu chứng viêm phế quản bội nhiễm cũng tương tự như bệnh viêm phế quản, bao gồm: ho, sốt, có đờm, thở khò khè,… Tuy nhiên, mức độ nặng hơn và bệnh diễn biến phức tạp hơn.
- Ho: Người bệnh ho kéo dài, ho liên tục, nặng tiếng và kèm theo đờm.
- Khạc đờm: Trong hầu hết trường hợp mắc bệnh, người bệnh sẽ ho kèm theo đờm. Đờm có thể có màu trắng, vàng, xanh hoặc đục như mủ.
- Sốt: Người bệnh có thể sốt cao > 38.5 độ C, sốt liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Thở khò khè, khó thở, tiếng thở nặng, có thể kèm theo đau tức ngực.
- Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, uể oải. Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, khó ăn, khó ngủ.
Một số triệu chứng điển hình của viêm phế quản bội nhiễm
Như đã phân tích ở trên, người bị viêm phế quản bội nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như: ho, sốt, thở khò khè, khạc đờm, mệt mỏi,… tương tự như khi bị viêm phế quản.
Tuy nhiên, bạn sẽ thấy các triệu chứng này nặng và dai dẳng hơn, khó điều trị hơn:
- Sốt cao hơn, số ngày bị sốt dài hơn. Tình trạng sốt có thể lặp lại nhanh hơn và gần nhau hơn.
- Ho: Người bệnh có thể ho liên tục, ho dai dẳng, sau khi dùng thuốc nhưng cơn ho không cải thiện nhiều.
- Khạc đờm: Đờm sẽ nhiều hơn, đậm đặc hơn, có màu rõ ràng hơn (ví dụ màu vàng, xanh,…).
- Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, sức khỏe hồi phục chậm hơn.
Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản bội nhiễm
Viêm phế quản bội nhiễm có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh: Nhóm đối tượng này thường có hệ miễn dịch non yếu nên dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công cơ thể. Viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ em khó điều trị và dễ diễn biến nguy hiểm.
- Người thường xuyên hút thuốc: Khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất, hàng trăm chất độc cho sức khỏe, 70 loại có thể gây ung thư. Do đó, người thường xuyên hút thuốc, hít phải khói thuốc có nguy cơ cao bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,…
- Người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, độc hại. Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị viêm phế quản bội nhiễm như: công nhân mỏ than, công nhân xây dựng,…
- Người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính,…
Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm phế quản bội nhiễm
Viêm phế quản bội nhiễm là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra nhiều biến chứng như:
- Biến chứng trong giai đoạn đầu: Bệnh có thể biến chứng sang viêm phổi, viêm giãn phế quản, suy hô hấp cấp.
- Biến chứng về sau: Có thể biến chứng sang viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không được điều trị đúng cách. Đây đều là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm phế quản bội nhiễm có chữa được không? Phương pháp điều trị như thế nào?
Viêm phế quản bội nhiễm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh điều trị sớm, kịp thời, đúng cách. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh này.
Sử dụng thuốc Tây
Nếu người bệnh bị viêm phế quản bội nhiễm do virus thì có thể không cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị bội nhiễm nặng, nguy cơ biến chứng cao thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ liều lượng mà bác sĩ chỉ định để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc loãng đờm, giảm ho, thuốc an thần, kháng histamine,… nếu cần thiết để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng Đông y
Bên cạnh Tây y, Đông y cũng có nhiều bài thuốc giúp làm giảm triệu chứng và phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine.
Phytocine là tinh hoa đất Việt từ 5 loại kháng sinh tự nhiên bao gồm: Xuyên tâm liên, thanh ngâm, tỏi, gừng gió, mật ong. 5 vị thảo dược quý này được kết hợp, phối trộn một cách hài hòa tạo thành sản phẩm vô cùng tối ưu cho hệ hô hấp.
Phytocine có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi do viêm phế quản gây ra. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp bảo vệ hệ hô hấp, tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, detox và làm sạch phổi, từ đó phòng ngừa viêm phế quản nói riêng và các vấn đề về hô hấp nói chung tái phát.
Sản phẩm thảo dược nên an toàn, sử dụng lâu dài không ảnh hưởng đến sức khỏe. Phytocine phù hợp với người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Năm 2021, sản phẩm vinh dự lọt TOP 10 thương hiệu tin dùng nhất Việt Nam. Sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản bội nhiễm
Để chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Điều trị triệt để các các vấn đề hô hấp khác, đặc biệt là viêm phế quản.
- Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không tự ý bỏ thuốc, tăng hoặc giảm liều bởi điều này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Chú ý vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày với nước muối sinh lý.
- Bỏ hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang bảo vệ hệ hô hấp khi ra đường hoặc đến các khu vực ô nhiễm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để mũi, họng không bị khô.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin,… trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Tăng cường tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế tắm muộn.
- Tiêm phòng cúm hàng năm, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Một số câu hỏi liên quan tới chủ đề của bài viết
Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm về bệnh viêm phế quản bội nhiễm:
Câu hỏi: Viêm phế quản bội nhiễm có lây không?
Trả lời: Viêm phế quản bội nhiễm có thể lây qua đường hô hấp nếu bạn đứng gần, nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người bệnh. Do đó, khi gia đình, xung quanh bạn có người bị viêm phế quản thì bạn nên hạn chế tiếp xúc để tránh bị lây bệnh nhé!
Câu hỏi: Viêm phế quản nặng có nguy hiểm không?
Trả lời: Câu trả lời là CÓ. Viêm phế quản nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, suy hô hấp cấp,… Do đó, người bệnh không nên chủ quan.
Câu hỏi: Viêm phế quản có nặng không?
Trả lời: Viêm phế quản nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ diễn biến nặng và có thể biến chứng nghiêm trọng.
Như vậy, 3T Pharma đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, đối tượng dễ mắc bệnh và cách điều trị viêm phế quản bội nhiễm. Hãy chủ động điều trị bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm bạn nhé. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết, chuyên gia của 3T Pharma sẽ giải đáp cho bạn.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn