Tham vấn y khoa: Thạc sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập viên: Nguyễn Thị Liên
Táo bón là tình trạng lâu ngày không đi đại tiện hoặc là số lần đi đại tiện ít hơn bình thường. Táo bón khiến cho nhiều người có cảm giác đau quặn bụng, phân rắn, muốn đi đại tiện thì phải rặn mạnh có khi bị chảy cả máu dính kèm phân do phân quá cứng. Táo bón có nhiều nguyên nhân gây nên và lười vận động gây táo bón cũng là tình trạng hay gặp phải ở nhiều người.
1. Triệu chứng táo bón là gì?
Táo bón thường được định nghĩa là khi bạn có ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần. Táo bón mãn tính là tình trạng đi tiêu không thường xuyên hoặc đi tiêu khó khăn kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn.
Mặc dù thỉnh thoảng bị táo bón là bình thường, nhưng một số người bị táo bón mãn tính và có thể gây mệt mỏi và cản trở khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Các triệu chứng và dấu hiệu của táo bón bao gồm:
- Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần;
- Phân vón cục hoặc cứng;
- Có thể có máu trên phân;
- Đau bụng, đại tiện khó;
- Cảm giác như có vật cản trong trực tràng cản trở việc đi tiêu;
- Cảm thấy không thể đào thải hết phân ra khỏi trực tràng;
- Cần trợ giúp để có thể đi tiêu dễ hơn, chẳng hạn như dùng tay ấn vào bụng hoặc lấy phân ra khỏi trực tràng bằng ngón tay;
Nếu bạn đã có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng này trong ba tháng qua, bạn có thể bị táo bón mãn tính.
2. Tại sao lười vận động dễ gây táo bón?
Hoạt động thể chất không đủ cũng có thể gây ra táo bón. Lười vận động gây táo bón do ít vận động trong thời gian dài dễ dẫn đến gây teo cơ, làm giảm sức bền của cơ bụng từ đó làm rối loạn sự đều đặn của nhu động ruột.
Tập thể dục hoặc vận động thường xuyên có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và tăng tốc độ bài tiết của ruột. Ngoài ra, việc vận động không đủ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường và ảnh hưởng thêm đến nhu động đường tiêu hóa.
Những người yêu thích thể thao thường chạy bộ hoặc tham gia các môn thể thao ngoài trời vào cuối tuần, thường đi cầu thang bộ thay vì thang máy ở các nhà ga, công ty; chọn đi bộ thay vì đi ô tô trong quãng đường ngắn, điều này giúp tăng sức mạnh cơ bắp và thúc đẩy tuần hoàn máu giúp việc đi tiêu dễ dàng.
Những người lười vận động, không thích tập thể dục, thường xuyên đi thang máy, thang cuốn, đi ô tô dù ở khoảng cách gần sẽ dẫn đến teo cơ, không có lợi cho lưu thông máu. làm chậm nhu động ruột và dễ bị bị táo bón.
Ngoài ra, ở những người làm việc văn phòng, thợ may, nhân viên vi tính hay lái xe… do tính chất công việc phải ngồi lâu, ít vận động có thể làm giảm cảm giác mót đi cầu, phân tiếp tục mất nước trở nên khô và rắn. Những người làm nghề giáo viên, lái xe thường phải nhịn khi có nhu cầu đi tiêu, lâu ngày, phân ở ruột già tích lại làm giãn ruột ở đây. Cảm giác mót đi cầu mất đi, khi cần thì khối phân không thể lọt qua hậu môn thế là bị táo bón.
Tình trạng táo bón của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Các hình thức ngăn ngừa táo bón cho người lười vận động
Lười vận động gây táo bón gây nhiều mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên lưu ý những điều sau:
3.1. Bổ sung rau xanh, trái cây
Với sự phát triển của xã hội và sự nâng cao của mức sống, chúng ta ăn uống ngày càng dồi dào hơn. Trên bàn ăn có thêm gà, vịt và cá, ít ngũ cốc hơn, thức ăn chủ yếu chủ yếu là thức ăn nhanh và ít chất xơ. Những loại thực phẩm này sẽ làm giảm lượng chất xơ cung cấp cho cơ thể, điều này sẽ làm chậm nhu động ruột và làm cho nhu động ruột kém.
Vì vậy, bạn nhớ bổ sung đủ rau xanh, trái cây để có chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động tốt như bắp cải, súp lơ, rau muống, khoai lang, chuối, táo, dâu tây,… hay các loại thực phẩm tốt cho đường ruột, chẳng hạn như mật ong, sữa chua,…
3.2. Massage bụng
Massage, xoa bóp bụng có thể cải thiện chức năng đường tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, chống táo bón. Kỹ thuật này là:
- Nằm trên giường, chân co lại và thả lỏng cơ bụng, với một lòng bàn tay đặt vào rốn và tay kia chồng lên trên. Dùng cùi của bốn ngón tay trừ ngón cái của lòng bàn tay bên dưới, ấn nhẹ và xoa theo chiều kim đồng hồ. Khi xoa bóp đến vùng bụng dưới bên trái, áp lực của các ngón tay phải được tăng cường phù hợp với đến mức không cảm thấy đau.
- Đổi tay một lần nữa và massage ngược chiều kim đồng hồ theo cách tương tự. Thở ra khi nhấn và hít vào khi thả lỏng, khoảng 10 phút mỗi lần.
Thao tác thực hiện nhẹ nhàng, đều và mạnh nhưng không ấn mạnh quá vì dễ làm tổn thương các cơ quan nội tạng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên massage bụng sau khi đi tiểu hết nước, bụng không quá no cũng không quá đói.
3.3. Uống đủ nước
Uống đủ nước hàng ngày là một biện pháp giúp ngăn ngừa táo bón. Lượng nước uống hàng ngày khoảng 2000ml. Uống 1 cốc nước muối nhạt hoặc nước đun sôi hoặc nước mật ong khi bụng đói có thể ngăn ngừa táo bón.
3.4. Tập thể dục thường xuyên
Như trên đã phân tích, lười vận động gây táo bón và tăng cường vận động sẽ là một cách phòng ngừa táo bón hiệu quả. Nếu như chúng ta không có nhiều thời gian vận động tại môi trường làm việc, chúng ta có thể tăng cường vận đông bằng cách tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi, cầu lông…
Ngoài ra, nếu phải ngồi lâu khi làm việc, sau mỗi tiếng chúng ta có thể đứng lên đi lại, hoặc tập các động tác cơ bản như vươn vai, chuyển tư thế… Cũng có thể áp dụng cách xoa nhẹ vùng bụng, xoa với khăn lạnh sẽ có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu tháo của ruột. Lưu ý: nên tránh vận động mạnh khi bị trĩ.
Thực ra, táo bón đúng là do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thực tế trong nhiều trường hợp, chỉ cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và thói quen trong sinh hoạt là chúng ta đã góp phần đẩy lùi bệnh táo bón ra xa hơn.
4. An trĩ Đức Thịnh – sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón
Táo bón nếu để lâu ngày có thể gây ra bệnh trĩ nên việc phòng ngừa là rất quan trọng. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, bạn có thế tham khảo sản phẩm An trĩ Đức Thịnh. Với thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên, sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
An trĩ Đức Thịnh là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc với chiết xuất từ các thành phần tự nhiên an toàn cho người bệnh như:
- Đảng sâm: 25g;
- Bạch truật: 20g;
- Đại hoàng: 10g;
- Cát cánh: 10g;
- Chỉ thực: 10g;
- Hạnh nhân: 10g;
- Đương quy: 20g;
- Cam thảo: 5g.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An trĩ Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Trên đây là lí do vì sao lười vận động gây táo bón. Hy vọng những thông tin này có ích với bạn cũng như gia đình của bạn. Nếu còn thắc mắc về chứng táo bón, trĩ, nhắn tin trực tiếp qua Messenger của nhà thuốc, để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ qua hotline: 087.637.8866 để được các chuyên gia Tư Vấn Miễn Phí.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn