Ngày 27/12 vừa qua, chương trình truyền hình “Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp thường gặp trong mùa đông – xuân”, các chuyên gia đã chia sẻ và khuyến cáo người dân không nên chủ quan trước các bệnh lây truyền qua đường hô hấp thời điểm giao mùa Đông – Xuân, những cũng không nên quá lo lắng!
Chương trình truyền hình trực tuyến “Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp thường gặp trong mùa đông – xuân” được Báo Sức khoẻ và Đời sống tổ chức với sự đồng hành của Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) và Văn phòng Bộ Y tế ngày 27/12/2023. Chương trình có sự tham gia của 2 chuyên gia:
- PGS. TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế
- BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Tại chương trình, các chuyên gia đã nhận định, đánh giá tình trạng hiện tại và khuyên người dân nên thực hiện theo các khuyến cáo của Bộ Y tế, nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân và những người xung quanh. Nhưng không nên quá lo lắng gây tâm lý không tốt khi đối phó với dịch bệnh.
Có mặt trong chương trình truyền hình trực tuyến, PGS. TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế cho biết: Một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp mùa đông – xuân cần chú ý như: cúm, viêm phổi, Mycoplasma, Adenovirus gây viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, COVID-19… Bên cạnh đó, sau hơn 3 năm dịch bệnh COVID-19, việc tiêm chủng ở trẻ em bị gián đoạn tạo nên khoảng trống miễn dịch, dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao hơn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh bạch hầu, ho gà, sởi.
Thực tế thời gian gần đây ghi nhận sự gia tăng cao số ca mắc bệnh hô hấp ở trẻ ở các bệnh viện, nhất là ở miền Bắc. Thậm chí, nhiều ca phải thở máy. Phần lớn các trường hợp nhập viện có những triệu chứng chung rất phổ biến như: trẻ ho lâu ngày không khỏi, sổ mũi, mệt mỏi, khó thở…
Cũng trong khuôn khổ chương trình “Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp thường gặp trong mùa đông – xuân”, BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Mùa Đông – Xuân, tỉ lệ trẻ em và người cao tuổi nhập viện do các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tăng so với các thời điểm khác trong năm, nhất là với những người có bệnh lý nền như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen, tim mạch… Những người có bệnh lý nền dễ mắc các bệnh hô hấp hơn và khi mắc cũng sẽ có các triệu chứng bệnh nặng hơn. Vì thế, những người thuộc nhóm đối tượng này cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc các nguồn bệnh… đồng thời theo dõi các triệu chứng bất thường để xử lý kịp thời.
Một trong những nguyên nhân khiến người mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp trở nặng là do lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Các chuyên gia trong chương trình cảnh báo
Tình trạng lạm dụng kháng sinh ở Việt Nam nhiều đến mức Tổ chức Y tế thế giới WHO đã liệt kê Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo: kháng sinh chỉ được chỉ định trong điều trị các bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng với bệnh do virus gây ra. Thực trạng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được.
Thực tế ở nước ta, rất nhiều người bị bệnh hô hấp, nhất là khi bị ho vì muốn cắt cơn ho nhanh nên tự ý sử dụng kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tác dụng trong thời gian đầu mà rất dễ tái phát lại, và khi qua nhiều lần dùng kháng sinh thì cơn ho không những không hết mà còn ho nặng hơn. Tình trạng ho lâu ngày dùng kháng sinh không khỏi chỉ là một trong những hệ quả từ việc lạm dụng kháng sinh để chữa bệnh hô hấp!
Các chuyên gia cũng khuyến cao người bệnh khi có các triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, cần theo dõi và đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng tình trạng bệnh, tránh tự ý sử dụng kháng sinh.
Về các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus ở trẻ em, thông thường, bệnh có thể tiến triển tốt lên sau 3-5 ngày nếu trẻ có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu bội nhiễm có thể chuyển sang nặng hơn. BSCKII Nguyễn Trung Cấp lưu ý cần theo dõi trẻ sát sao, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ho kéo dài trên 5 ngày, sốt, thở nhanh, co rút lồng ngực… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh hô hấp mùa đông – xuân, các chuyên gia lưu ý: việc tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh theo đúng lịch, đặc biệt với trẻ em là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, trước tình hình dịch bệnh của một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là tình hình dịch Covid-19 đang tăng lên ở khu vực Đông Nam Á, Bộ Y tế cũng đã có chỉ đạo: giám sát, đánh giá nguy cơ dịch bệnh; tuyên truyền để người dân không chủ quan nhưng cũng không nên quá lo lắng, tránh ảnh hưởng đến an sinh xã hội, kinh tế và vấn đề giao thương, đi lại dịp lễ, tết; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe.
Trong trường hợp bị ho lâu ngày không khỏi, thay vì dùng kháng sinh tuỳ ý, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Thuốc ho Đức Thịnh là thuốc chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn và trẻ em đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép sản xuất, lưu hành trên toàn quốc. Thuốc ho Đức Thịnh là thuốc đặc trị các trường hợp ho dai dẳng kéo dài, ho tái đi tái lại, đặc biệt là ho lâu ngày dùng kháng sinh không khỏi. Thuốc được điều chế ở dạng siro dễ uống, có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính và không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Theo Báo Sức khoẻ và Đời sống
Tin liên quan:
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn